Thời hạn, thời hiệu trong pháp luật dân sự đều là những khái niệm quy định về khoảng thời gian. Từ việc xác định được thời hạn, thời hiệu có thể xác định được thời điểm bắt đầu hay kết thúc của một quan hệ pháp luật dân sự nào đó, từ đó xác định được trong khoảng thời gian này thì chủ thể dân sự được quyền và có nghĩa vụ gì hay nếu hết khoảng thời gian này thì chủ thể sẽ phải chịu hậu quả pháp lý ra sao.
Luật sư tư vấn pháp luật về thời hạn và thời hiệu: 1900.6568
Đây là hai vấn đề quan trọng và được quy định tại chương X của Bộ luật Dân sự 2015 và chúng có những đặc điểm pháp lý khác biệt nhau. Để mọi người biết và phân biệt được hai khái niệm này, sau đây là bài viết phân tích Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015.
Về cơ bản, thời hạn và thời hiệu có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:
1. Thời hạn là gì?
Thời hạncó thể được hiểu là một khoảng thời gian được tính từ thời điểm này đến thời điểm khác. Ví dụ: thời hạn tố tụng là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do Bộ luật tố tụng dân sự quy định.
2. Thời hiệu là gì?
Thời hiệu nói chung có thể được hiểu là một khoảng thời gian làm căn cứ để xác lập hoặc chấm dứt một quyền hay nói cách khác là khoảng thời gian để thực hiện quyền hoặc được miễn trừ nghĩa vụ.
3. Thời hạn tiếng Anh là gì?
Thời hạn tiếng Anh là: Term
4. Thời hiệu tiếng Anh là gì?
Thời hiệu tiếng Anh là: Prescription
5. Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật dân sự 2015
Khác nhau trong phân loại thời hạn và thời hiệu
Xem thêm: Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Thời hạn
Trong các giao dịch dân sự đặc biệt là các hợp đồng thông thường đều có điều khoản về thời hạn như thời hạn giao nhận hàng, thời hạn thanh toán, thời hạn phát sinh quyền khởi kiệnPháp luật dân sự công nhận mọi sự thỏa thuận của các bên đương sự (chỉ cần không trái nguyên tắc cơ bản), quy định rõ thêm từng loại thỏa thuận về thời gian (theo giờ, tháng, năm, theo mùa ..) để các bên tự nguyện thực hiện hoặc khi có tranh chấp có căn cứ xử lý để xác định thời hiệu xem xét có vi phạm về quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận không.
Trường hợp có tranh chấp xảy ra yêu cầu Tòa án giải quyết thì thời hạn thực hiện xem xét giải quyết phải thực hiện theo thời hạn tố tụng nghĩa là phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Như vậy, phân loại thời hạn gồm có: Thời hạn do các bên thỏa thuận với nhau, hoặcdo pháp luật quy định.
Thời hiệu
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, dựa vào tiêu chí phân loại là nội dung yêu cầu sự việc có tranh chấp hay không thì có hai loại thời hiệu như sau: thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Lấy dấu mốc là thời điểm trước khi đưa ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc dân thì Tòa án cấp sơ thẩm phải chấp nhận các yêu cầu áp dụng thời hiệu của các bên đương sự và dùng đó làm căn cứ để tính thời hiệu. Trong trường hợp này thì những người có liên quan được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu theo yêu cầu của đương sự hoàn toàn có quyền từ chối áp dụng thời hiệu này, pháp luật chỉ loại trừ trường hợp từ chối áp dụng thời hiệu với mục đích nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ khác.
Khác nhau cách xác định thời hạn và thời hiệu
Cách tính thời hạn
Xem thêm: Phân loại thời hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Theo các quy định của ngành luật tố tụng dân sự thì việc quy định thời hạn khá là chung chung. Vậy nên để xác định thời hạn được tính như nào thì cần phải dựa vào ngành luật dân sự. Cụ thể ví dụ như thời hạn tố tụng: cách tính thời hạn từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc trong Bộ luật tố tụng dân sự đều áp dụng dựa vào căn cứ ở các điều khoản tương ứng của Bộ luật dân sự.Vậy nên, dựa vào Bộ luật dân sự hiện hành ta sẽ xác định được cách tính thời hạn, thời điểm tính thời hạn, thời điểm bắt đầu thời hạn cũng như thời điểm kết thúc thời hạn.
Trừ những trường hợp dựa theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì khoảng thời gian trong thời hạn được tính theo dương lịch.
Nhưng dù cho có dựa theo sự thỏa thuận của các bên hay do pháp luật có quy định khác thì khoảng thời gian cần xác định trong cách tính thời hạn cũng cần đảm bảo nguyên tắc cơ bản sau đây:
Nếu khoảng thời gian diễn ra sự việc mà không liền nhau thì khoảng thời gian đó được tính như sau:12 tháng/ 1 năm được tính là ba trăm sáu mươi lăm ngày, nửa năm hay chính là 6 tháng, một tháng được tính là ba mươi ngày, từ đó nửa tháng tính là mười lăm ngày, một tuần tính là bảy ngày, một ngày được tính là hai mươi tư giờ, một giờ bằng sáu mươi phút và một phút bằng sáu mươi giây; trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng cuối tháng.
Một khoảng thời gian là thời hạn khi nó có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Đối với mỗi một loại thời hạn khác nhau thì thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn sẽ khác nhau, cụ thể có những trường hợp như sau:
Thứ nhất,Khi khoảng thời gian được xác định bằng đơn vị phút hay giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
Thứ hai,Khi khoảng thời gian được xác định bằng đơn vị như ngày, tuần, tháng, năm, thì thời điểm bắt đầu của thời hạn không được tính từ ngày đầu tiên mà tính bắt đầu từ ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày xác định thời điểm bắt đầu thời hạn tức ngày đầu tiên được gọi là điểm mốc thời gian để xác định thời hạn. Còn điểm cuối của khoảng thời gian khi xác định thời hạn được tính là thời điểm kết thúc của ngày cuối cùng, tính theo 24 giờ, tức tính đến tận giờ phút cuối cùng trong ngày đó. Nếu như ngày cuối cùng của thời hạn trùng vào đúng ngày nghỉ lễ hay ngày nghỉ lễ thì thời điểm kết thúc được tính đến giờ phút cuối cùng kết thúc 24 giờ của ngày làm việc trở lại đầu tiên tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Thứ ba,Khi khoảng thời gian được xác định dựa vào một sự kiện xảy ra trên thực tế thì thời điểm bắt đầu thời hạn được xác định là ngày tiếp theo liền kề của ngày diễn ra sự kiện đó. Ngày diễn ra sự kiện sẽ được tính là ngày mà sự kiện đó kết thúc, diễn ra xong.
Xem thêm: Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định mới
Sau khi thời hạn hết, thì có thể gia hạn thời hạn, tức tiếp tục kéo dài thời hạn theo sự thỏa thuận của hai bên, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cách xác định thời hiệu
Cũng tương tự như thời hạn, xác định một khoảng thời gian là thời hiệu thì phải xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Việc tính thời hiệu tuân thủ các nguyên tắc tính như trên.
Cách xác định thời hiệu đó là khoảng thời gian này lấy thời điểm bắt đầu là ngày đầu tiên của thời hiệu và thời điểm kết thúc chính là ngày cuối cùng của thời hiệu. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng có những trường hợp đặc biệt khi luật định thời hiệu chỉ có thời điểm bắt đầu mà không có thời điểm kết thúc. Ví dụ như thời hiệu tranh chấp bất động sản không quy định thời điểm kết thúc.
Thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc khi xác định thời hiệu thường được tính là ngày có sự kiện pháp lý thực tế đã diễn ra. Ví dụ như ngày xảy ra tai nạn giao thông, ngày mà người để lại di sản mất, .
Đặc điểm nổi bật của thời hiệu trong các xác định đó là thời hiệu là do luật định vì thế không đổi khi luật không đổi, không bị tác động bởi bất kì chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Thời hiệu không thể tăng lên, không thể rút ngắn lại, khi đã kết thúc thời hiệu thì chủ thể cũng không thể yêu cầu gia hạn theo ý chí của mình.
Khác nhau về hậu quả pháp lý khi hết thời gian
Khi hết thời hạn thì chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự sẽ phải chịu một hậu quả pháp lý nhất định. Thời hạn được áp dụng trong các trường hợp: trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân hoặc tổ chức với nhau; áp dụng khi cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề cụ thể ( ví dụ như thời hạn tạm giam đối với bị can,). Hậu quả này thường là bất lợi và có thể do các bên thỏa thuận, thương lượng với nhau hoặc theo quy định pháp luật.
Xem thêm: Cách tính thời hạn, thời hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam
Khi hết thời hiệu thì khác: do việc áp dụng thời hiệu là bởi các cơ quan nhà nước sử dụng dấu mốc thời gian này để giải quyết các yêu cầu, tranh chấp theo luật định nên khi hết thời hiệuchủ thể không phải gánh chịu bất kỳ một hậu quả pháp lý nào.
NGOÀI RA:
Bạn cũng có thể tham khảo thêm một ý kiến phân tích ngắn gọn khác như sau:
Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật dân sự2015: Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
Theoquy định tại Điều 149Bộ luật dân sự2015: Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Sự khác nhau giữa thời hạn và thời hiệu qua một số các tiêu chí sau:
Đơn vị tính
-Thời hạn: bất kỳ đơn vị nào (ngày, tháng, năm) hoặc một sự kiện có thể xảy ra.
Xem thêm: Thời hiệu kiện đòi lại tài sản? Thời hiệu khởi kiện đòi nợ?
-Thời hiệu: năm
Điểm bắt đầu và kết thúc
-Thời hạn: Ngày bắt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn
Ví dụ: thời hạn từ ngày 1/1/2014 đến 1/1/2015 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 2/1/2014 đến 1/1/2015.
-Thời hiệu: Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu.
Điều156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Vấn đề gia hạn
-Thời hạn: thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.
-Thời hiệu: thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định).
Hậu quả pháp lý khi hết thời gian:
-Thời hạn: chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó.
-Thời hiệu: không phải gánh chịu hậu quả pháp lý.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Phân loại
Thời hạn:Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại:
+ Thời hạn do luật định
+ Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên
+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.
Thời hiệu: Bao gồm 4 loại:
+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự
+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
+ Thời hiệu khởi kiện
+Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Hiện nay, việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu chưa được thống nhất nên đã có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa thời hạn và thời hiệu. Do đó, đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên vì vậy pháp luật cần có sự thống nhất về các quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu.
Thời hiệu là gì? Thời hạn là gì? Phân biệt thời hạn và thời hiệu?
Thời hiệu là gì? Thời hạn là gì? Thời hiệu tiếng Anh là gì? Thời hạn tiếng Anh là gì?Các tiêu chí và so sánh về sự khác nhau giữa thời hạn và thời hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo quy định BLDS mới nhất năm 2015.
Thời hạn, thời hiệu trong pháp luật dân sự đều là những khái niệm quy định về khoảng thời gian. Từ việc xác định được thời hạn, thời hiệu có thể xác định được thời điểm bắt đầu hay kết thúc của một quan hệ pháp luật dân sự nào đó, từ đó xác định được trong khoảng thời gian này thì chủ thể dân sự được quyền và có nghĩa vụ gì hay nếu hết khoảng thời gian này thì chủ thể sẽ phải chịu hậu quả pháp lý ra sao.
Luật sư tư vấn pháp luật về thời hạn và thời hiệu: 1900.6568
Đây là hai vấn đề quan trọng và được quy định tại chương X của Bộ luật Dân sự 2015 và chúng có những đặc điểm pháp lý khác biệt nhau. Để mọi người biết và phân biệt được hai khái niệm này, sau đây là bài viết phân tích Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015.
Về cơ bản, thời hạn và thời hiệu có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:
1. Thời hạn là gì?
Thời hạncó thể được hiểu là một khoảng thời gian được tính từ thời điểm này đến thời điểm khác. Ví dụ: thời hạn tố tụng là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do Bộ luật tố tụng dân sự quy định.
2. Thời hiệu là gì?
Thời hiệu nói chung có thể được hiểu là một khoảng thời gian làm căn cứ để xác lập hoặc chấm dứt một quyền hay nói cách khác là khoảng thời gian để thực hiện quyền hoặc được miễn trừ nghĩa vụ.
3. Thời hạn tiếng Anh là gì?
Thời hạn tiếng Anh là: Term
4. Thời hiệu tiếng Anh là gì?
Thời hiệu tiếng Anh là: Prescription
5. Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật dân sự 2015
Khác nhau trong phân loại thời hạn và thời hiệu
Xem thêm: Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Thời hạn
Trong các giao dịch dân sự đặc biệt là các hợp đồng thông thường đều có điều khoản về thời hạn như thời hạn giao nhận hàng, thời hạn thanh toán, thời hạn phát sinh quyền khởi kiệnPháp luật dân sự công nhận mọi sự thỏa thuận của các bên đương sự (chỉ cần không trái nguyên tắc cơ bản), quy định rõ thêm từng loại thỏa thuận về thời gian (theo giờ, tháng, năm, theo mùa ..) để các bên tự nguyện thực hiện hoặc khi có tranh chấp có căn cứ xử lý để xác định thời hiệu xem xét có vi phạm về quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận không.
Trường hợp có tranh chấp xảy ra yêu cầu Tòa án giải quyết thì thời hạn thực hiện xem xét giải quyết phải thực hiện theo thời hạn tố tụng nghĩa là phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Như vậy, phân loại thời hạn gồm có: Thời hạn do các bên thỏa thuận với nhau, hoặcdo pháp luật quy định.
Thời hiệu
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, dựa vào tiêu chí phân loại là nội dung yêu cầu sự việc có tranh chấp hay không thì có hai loại thời hiệu như sau: thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Lấy dấu mốc là thời điểm trước khi đưa ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc dân thì Tòa án cấp sơ thẩm phải chấp nhận các yêu cầu áp dụng thời hiệu của các bên đương sự và dùng đó làm căn cứ để tính thời hiệu. Trong trường hợp này thì những người có liên quan được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu theo yêu cầu của đương sự hoàn toàn có quyền từ chối áp dụng thời hiệu này, pháp luật chỉ loại trừ trường hợp từ chối áp dụng thời hiệu với mục đích nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ khác.
Khác nhau cách xác định thời hạn và thời hiệu
Cách tính thời hạn
Xem thêm: Phân loại thời hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Theo các quy định của ngành luật tố tụng dân sự thì việc quy định thời hạn khá là chung chung. Vậy nên để xác định thời hạn được tính như nào thì cần phải dựa vào ngành luật dân sự. Cụ thể ví dụ như thời hạn tố tụng: cách tính thời hạn từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc trong Bộ luật tố tụng dân sự đều áp dụng dựa vào căn cứ ở các điều khoản tương ứng của Bộ luật dân sự.Vậy nên, dựa vào Bộ luật dân sự hiện hành ta sẽ xác định được cách tính thời hạn, thời điểm tính thời hạn, thời điểm bắt đầu thời hạn cũng như thời điểm kết thúc thời hạn.
Trừ những trường hợp dựa theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì khoảng thời gian trong thời hạn được tính theo dương lịch.
Nhưng dù cho có dựa theo sự thỏa thuận của các bên hay do pháp luật có quy định khác thì khoảng thời gian cần xác định trong cách tính thời hạn cũng cần đảm bảo nguyên tắc cơ bản sau đây:
Nếu khoảng thời gian diễn ra sự việc mà không liền nhau thì khoảng thời gian đó được tính như sau:12 tháng/ 1 năm được tính là ba trăm sáu mươi lăm ngày, nửa năm hay chính là 6 tháng, một tháng được tính là ba mươi ngày, từ đó nửa tháng tính là mười lăm ngày, một tuần tính là bảy ngày, một ngày được tính là hai mươi tư giờ, một giờ bằng sáu mươi phút và một phút bằng sáu mươi giây; trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng cuối tháng.
Một khoảng thời gian là thời hạn khi nó có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Đối với mỗi một loại thời hạn khác nhau thì thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn sẽ khác nhau, cụ thể có những trường hợp như sau:
Thứ nhất,Khi khoảng thời gian được xác định bằng đơn vị phút hay giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
Thứ hai,Khi khoảng thời gian được xác định bằng đơn vị như ngày, tuần, tháng, năm, thì thời điểm bắt đầu của thời hạn không được tính từ ngày đầu tiên mà tính bắt đầu từ ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày xác định thời điểm bắt đầu thời hạn tức ngày đầu tiên được gọi là điểm mốc thời gian để xác định thời hạn. Còn điểm cuối của khoảng thời gian khi xác định thời hạn được tính là thời điểm kết thúc của ngày cuối cùng, tính theo 24 giờ, tức tính đến tận giờ phút cuối cùng trong ngày đó. Nếu như ngày cuối cùng của thời hạn trùng vào đúng ngày nghỉ lễ hay ngày nghỉ lễ thì thời điểm kết thúc được tính đến giờ phút cuối cùng kết thúc 24 giờ của ngày làm việc trở lại đầu tiên tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Thứ ba,Khi khoảng thời gian được xác định dựa vào một sự kiện xảy ra trên thực tế thì thời điểm bắt đầu thời hạn được xác định là ngày tiếp theo liền kề của ngày diễn ra sự kiện đó. Ngày diễn ra sự kiện sẽ được tính là ngày mà sự kiện đó kết thúc, diễn ra xong.
Xem thêm: Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định mới
Sau khi thời hạn hết, thì có thể gia hạn thời hạn, tức tiếp tục kéo dài thời hạn theo sự thỏa thuận của hai bên, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cách xác định thời hiệu
Cũng tương tự như thời hạn, xác định một khoảng thời gian là thời hiệu thì phải xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Việc tính thời hiệu tuân thủ các nguyên tắc tính như trên.
Cách xác định thời hiệu đó là khoảng thời gian này lấy thời điểm bắt đầu là ngày đầu tiên của thời hiệu và thời điểm kết thúc chính là ngày cuối cùng của thời hiệu. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng có những trường hợp đặc biệt khi luật định thời hiệu chỉ có thời điểm bắt đầu mà không có thời điểm kết thúc. Ví dụ như thời hiệu tranh chấp bất động sản không quy định thời điểm kết thúc.
Thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc khi xác định thời hiệu thường được tính là ngày có sự kiện pháp lý thực tế đã diễn ra. Ví dụ như ngày xảy ra tai nạn giao thông, ngày mà người để lại di sản mất, .
Đặc điểm nổi bật của thời hiệu trong các xác định đó là thời hiệu là do luật định vì thế không đổi khi luật không đổi, không bị tác động bởi bất kì chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Thời hiệu không thể tăng lên, không thể rút ngắn lại, khi đã kết thúc thời hiệu thì chủ thể cũng không thể yêu cầu gia hạn theo ý chí của mình.
Khác nhau về hậu quả pháp lý khi hết thời gian
Khi hết thời hạn thì chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự sẽ phải chịu một hậu quả pháp lý nhất định. Thời hạn được áp dụng trong các trường hợp: trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân hoặc tổ chức với nhau; áp dụng khi cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề cụ thể ( ví dụ như thời hạn tạm giam đối với bị can,). Hậu quả này thường là bất lợi và có thể do các bên thỏa thuận, thương lượng với nhau hoặc theo quy định pháp luật.
Xem thêm: Cách tính thời hạn, thời hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam
Khi hết thời hiệu thì khác: do việc áp dụng thời hiệu là bởi các cơ quan nhà nước sử dụng dấu mốc thời gian này để giải quyết các yêu cầu, tranh chấp theo luật định nên khi hết thời hiệuchủ thể không phải gánh chịu bất kỳ một hậu quả pháp lý nào.
NGOÀI RA:
Bạn cũng có thể tham khảo thêm một ý kiến phân tích ngắn gọn khác như sau:
Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật dân sự2015: Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
Theoquy định tại Điều 149Bộ luật dân sự2015: Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Sự khác nhau giữa thời hạn và thời hiệu qua một số các tiêu chí sau:
Đơn vị tính
-Thời hạn: bất kỳ đơn vị nào (ngày, tháng, năm) hoặc một sự kiện có thể xảy ra.
Xem thêm: Thời hiệu kiện đòi lại tài sản? Thời hiệu khởi kiện đòi nợ?
-Thời hiệu: năm
Điểm bắt đầu và kết thúc
-Thời hạn: Ngày bắt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn
Ví dụ: thời hạn từ ngày 1/1/2014 đến 1/1/2015 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 2/1/2014 đến 1/1/2015.
-Thời hiệu: Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu.
Điều156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Vấn đề gia hạn
-Thời hạn: thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.
-Thời hiệu: thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định).
Hậu quả pháp lý khi hết thời gian:
-Thời hạn: chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó.
-Thời hiệu: không phải gánh chịu hậu quả pháp lý.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Phân loại
Thời hạn:Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại:
+ Thời hạn do luật định
+ Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên
+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.
Thời hiệu: Bao gồm 4 loại:
+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự
+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
+ Thời hiệu khởi kiện
+Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Hiện nay, việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu chưa được thống nhất nên đã có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa thời hạn và thời hiệu. Do đó, đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên vì vậy pháp luật cần có sự thống nhất về các quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu.