/*! Ads Here */

Học combine là gì

1. Chúng ta giỏi, nhưng không có nghĩa là chúng ta phù hợp với mọi học bổng
Mỗi học bổng sẽ có bộ tiêu chí riêng và người được chọn là người phù hợp nhất. Sai lầm nhiều bạn thường xuyên mắc phải là đánh giá khả năng của bản thân hay ứng viên khác bằng một bộ tiêu chí chung chung chứ không phải tiêu chí cụ thể của một học bổng toàn phần nào. Cứ thấy ai học giỏi, nghiên cứu giỏi, nhiều bằng cấp, nhiều chứng nhận, chúng ta dễ dàng cho rằng ứng viên này nặng kí.

United Kingdom bannerUnited Kingdom banner

Vấn đề là nhiều học bổng toàn phần thích tìm người nhẹ kí, ít bằng cấp thôi nhưng lại có nhiều trải nghiệm và cá tính phong phú thì sao? Chưa kể chữ giỏi của người Việt cũng rất mong lung và không rõ ràng.

Có một số bạn đã từng đặt câu hỏi: Liệu có phải bất công không khi những ứng viên nghiên cứu và học tập tốt nhưng giao tiếp tiếng Anh kém sẽ không được chọn? Trong khi đó những người viết lách và nói năng tốt hơn, dù trình độ chuyên môn không cao, lại được chọn (ngay cả khi họ chưa chắc đã làm được những điều mình nói)?
Câu trả lời là: Chẳng có sự bất công nào cả nếu như học bổng đó tìm kiếm ứng viên biết cách giao tiếp. Đối với những học bổng chính phủ tìm kiếm những nhà lãnh đạo tương lai Future global leader như học bổng Chevening hay học bổng Fulbright hay học bổng chính phủ Thụy Điển SISGP, việc có kĩ năng giao tiếp và thuyết phục tốt là vô cùng quan trọng. Nếu ứng viên thuyết phục được ban xét duyệt học bổng (Adcom.) thì họ rất xứng đáng.

dsc_9488dsc_9488
Chính vì vậy, việc đầu tiên khi tìm học bổng du học hay bạn tự đặt mục tiêu cho mình làlàm sao để có suất học bổng du học toàn phần (đến gần 100% các bạn muốn có học bổng dạng này) thì là bạn phải tự hỏi mình có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực nào để tìm ra điểm mạnh của chính mình. Sau đó phân loại và xếp hạng ưu tiên cho các học bổng , dựa trên sự phù hợp giữa tiêu chí của học bổng với điểm mạnh của bản thân mình và mức độ ưu tiên.

Nhắm thấy học bổng nào phù hợp với mình nhất thì dành nhiều thời gian cho nó hơn. Khi đã xác định được đích đến như vậy, người săn học bổng cũng có được động lực lớn hơn vì họ biết cái họ đang nhắm đến phù hợp với mình.

Ví dụ: nếu gia cảnh bạn không qua dư giả thì có đạt học bổng trường của Mỹ đến 80% học phí thì phần còn lại của học phí và sinh hoạt phí tại Mỹ bạn phải tự cover thì không nên suy nghĩ về option này nhiều. Hoặc nếu bạn là 1 người có chuyên môn về research thì không nên nhắm những học bổng coursework vì nó sẽ không thuận lợi cho việc làm PhD sau này nếu không có publi, kĩ năng research trong Lab, v..v..

Đọc đến đây mà bạn không rõ Master of research/coursework thì bạn cần phải đọc thêm rất nhiều trước khi quyết định apply bất kì học bổng nào hay nhanh hơn là đọc bài viết này

Học bổng toàn phần cho các bạn theo hướng research có thể kể đến IPRS của Úc cho cả Master/PhD (Từ năm 2017 sẽ thay bằngResearch Training Program (RTP)) hay học bổng New Zealand Asean cho PhD, học bổng trường Victoria University of Wellington, New Zealandhoặc các học bổng của Giáo sư Hàn Quốc hay combine cả Master + PhD. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Alumni tại Hàn Quốc cho thấy các bạn không nên theo hướng combine này nhé.

huong dan san hoc bong chinh phu ireland irish aid 2020huong dan san hoc bong chinh phu ireland irish aid 2020

Hướng dẫn apply học bổng chính phủ Ireland- Click Here

2. Động lực phải đi kèm với kĩ năng và kiến thức
Thầy tôi nói một câu mà tôi rất đồng ý: Cảm hứng là con dao hai lưỡi. Những người chỉ có cảm hứng không khác nào những sinh viên ngồi trong các hội trường của các công ty đa cấp, hô khẩu hiệu làm giàu nhưng không biết làm giàu như thế nào. Cảm hứng không đi kèm với kiến thức khiến mọi nước đi dù có đúng cũng chỉ là may mắn, và nếu sai thì chúng ta phải trả giá, nhẹ nhàng cũng bằng thời gian, tiền bạc, và công sức. Tuy nhiên thời gian của mọi người thì là hữu hạn phải không các bạn?
Các kiến thức cần chuẩn bị cho việc săn học bổng bao gồm kiến thức chuyên ngành, kiến thức tiếng Anh, và kiến thức về học bổng.
3. Săn học bổng không phải chuyện mình phù hợp hay không, mà là có chứng minh được mình phù hợp hay không
Để chứng minh mình phù hợp với một ngành, trước hết phải có kiến thức và đam mê với ngành đó. Nếu không đó đam mê, khả năng cao bạn sẽ chẳng được cái học bổng nào hết, hoặc có cũng chỉ là ăn may.

Mà đam mê có nghĩa là dành mọi khoảng thời gian có thể để tìm hiểu, suy luận, thực hành.

Bạn không thể nói rằng mình đam mê tiếng Anh trong khi mỗi tối bạn chỉ dành thời gian xem phim Hàn Quốc. Bạn cũng không thể nói mình đam mê công việc giảng dạy tại Đại học trong khi những lúc rảnh rỗi chẳng hề nghĩ đến việc mình sẽ nghiên cứu và giảng dạy cái gì hay chí ít ra cũng là đọc sách liên quan đến ngành của mình để làm cho bải giảng thú vị hơn, bổ ích hơn.
Tiếp theo, khả năng tư duy và giao tiếp bằng Tiếng Anh là cực kì cần thiết. Phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa ứng viên và ban xét duyệt là thư xin học bổng được viết bằng tiếng Anh. Chúng ta khó có thể chứng minh được gì nhiều nếu trình độ tiếng Anh chưa đạt đến mức độ ý tưởng mạch lạc, ngôn từ chính xác. Vì vậy bắt buộc phải học viết bằng tiếng Anh thật tốt để thể hiện mình tốt nhất. Không nên giữ tư duy IELTS 6.5-7.0 là đủ, bởi vì các chứng chỉ không đảm bảo khả năng thể hiện trọn vẹn các ý tưởng bằng ngôn từ. Trong một cuộc chơi công bằng, sẽ không có ai chiếu cố cho người có trình độ tiếng Anh thấp hơn và ai thể hiện mình tốt hơn đương nhiên có lợi thế hơn. Mà đối thủ của bạn hoàn toàn có thể là những người Việt Nam dành hàng chục năm cho Tiếng Anh. Hoặc kém may mắn hơn với những học bổng cạnh tranh quy mô global bạn sẽ gặp những bạn Ấn Độ suốt ngày nói tiếng Anh từ khi học cấp 2.

Đã từng có những Giáo sư Việt kiều như Lê Bảo Long (Canada) ưu tiên tuyển các bạn VN làm PhD tại Canada hay PhD tại Úc chỉ vì nếu mở đơn công bằng thì cầm chắc là Ấn độ và Trung Quốc nhảy vào chiếm hết. Chỉ xét riêng vấn đề ngoại ngữ, chuyên môn được định hướng từ các Alumni của hội Ấn và Trung thì các bạn Việt Nam còn lâu mới được bài bản như vậy.
(Tất nhiên nếu mục tiêu của học bổng đó là chọn những người kém tiếng Anh, và không dành cho những người giỏi tiếng Anh, thì câu chuyện sẽ hoàn toàn khác)
Kiến thức tiếp theo cần chuẩn bị thông tin về tiêu chí lựa chọn của học bổng và sự phù hợp với tố chất cá nhân. Nhắm mắt viết thư xin học bổng mà không thèm xem bộ tiêu chí chứng tỏ sự thiếu nghiêm túc và liều lĩnh không khác gì đánh bạc. Những thông tin về tiêu chí lựa chọn thường xuất hiện trên chính trang web của chương trình học bổng. Vì vậy hãy cày nát cái trang đó, đọc không sót một chữ nào, đặc biệt là phần hỏi đáp (FAQs).

Một cách nữa để biết các thông tin này là hỏi người đã được học bổng. Cách này, tôi nói thật, cực kì hên xui. Thỉnh thoảng may mắn gặp đúng người có chất, hiểu rõ tại sao họ được học bổng, thì sẽ được thêm nhiều thông tin. Những người không sẵn sàng chia sẻ thông tin về học bổng thậm chí còn nói xấu bạn (cái này tôi bị rồi). Tệ nhất là gặp những người không hiểu tại sao mình đỗ. Những người này càng nói càng khiến vấn đề bị hiểu sai đi.

HỌC BỔNG ERASMUS MUNDUSHỌC BỔNG ERASMUS MUNDUS Hướng dẫn săn học bổng Thạc sĩ toàn phần tại Châu Âu ERASMUS MUNDUS

Hướng dẫn xây dựng hồ sơ apply học bổng Erasmus Mundus- Click Here

Sau một số kinh nghiệm (đau thương), tôi tự rút ra mấy nguyên tắc khi tìm hiểu về học bổng:
1. Đọc thông tin chính thức về học bổng với tư duy trong sáng. Nếu họ nói mở cho mọi ngành nhưng ưu tiên cho các ngành A, B, và C thì thật sự tất cả mọi người ở mọi ngành đều có khả năng dành học bổng chứ không phải có mỗi mấy ngành ưu tiên.
2. Chỉ tham khảo thông tin từ những người vừa đam mê, vừa chăm chỉ, và vừa giỏi tiếng Anh, họ thường được gọi với cái tên rất trân trọng Team Mentor
3. Khi thấy thông tin rối bời và không ai gỡ rối cho, thì tốt nhất là chẳng tin ai hết ngoại trừ chính mình và nguồn tin chính thức của trường hoặc tổ chức cấp học bổng.

Chân thành cảm ơn H.D.Long đã có bài viết rất tâm huyết này. Ngoài ra bài viết được bổ sung kinh nghiệm thực tếtừ Founder nguonhocbong.com với việc review hàng trăm hồ sơ apply học bổng mỗi mùa và tiếp xúc với hàng ngàn bạn từ khi website thành lập.

ajax loaderajax loader

  • Facebook
  • LinkedIn
  • Shares

Video liên quan

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

Responsive Ad

/*! Ads Here */

Billboard Ad

/*! Ads Here */