/*! Ads Here */

Dự toán ngân sách thuộc trách nhiệm của cấp nào

  • Tài chính
  • Kiến thức Tài chính

Quy định về đơn vị dự toán ngân sách nhà nước

By
Phạm Thị Yến Nhi
-
11/01/2021
0
2074
Facebook
Twitter
Pinterest
Tự quyết toán thuếTự quyết toán thuếCông ty Luật TNHH Everest Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
5 / 5 ( 1 bình chọn )

Đơn vị dự toán là tổ chức được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động theo năm ngân sách, được trao quyền phân phối, sử dụng các khoản tiền do ngân sách nhà nước cấp phát.

Dự toán ngân sách nhà nước cần chú ý điều gì?Dự toán ngân sách nhà nước cần chú ý điều gì?Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng Công ty Luật TNHH Everest Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Mục lục ẩn
1 Khái niệm đơn vị dự toán là gì?
1.1 Đơn vị dự toán cấp I là gì?
1.2 Đơn vị dự toán cấp II là gì?
1.3 Đơn vị dự toán cấp III
2 Quy định về các đơn vị dự toán
2.1 Dự toán ngân sách là gì?
2.2 Phân loại các đơn vị dự toán
3 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Khái niệm đơn vị dự toán là gì?

Đơn vị dự toán là tổ chức được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động theo năm ngân sách, được trao quyền phân phối, sử dụng các khoản tiền do ngân sách nhà nước cấp phát.

Căn cứ vào mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với ngân sách nhà nước và vị trí trong hệ thống phân phối, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán được chia thành ba loại là đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp II, đơn vị dự toán cấp III.

Đơn vị dự toán cấp I là gì?

Là đơn vị có tên trong mục lục chi ngân sách các cấp, gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tổ chức chính trị, chính trị xã hội thuộc diện ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động (đối với ngân sách trung ương); Uỷ ban nhân dân địa phương, các sở, cơ quan ngang sở, ban, ngành (đối với ngân sách địa phương).

Đơn vị dự toán cấp II là gì?

Là đơn vị dự toán trung gian giữa Đơn vị dự toán cấp I và Đơn vị dự toán cấp III, như tổng cục trực thuộc bộ, tổng công tỉ

Đơn vị dự toán cấp III

Là đơn vị cơ sở của hệ thống đơn vị dự toán, nhận hạn mức kinh phí thông qua đơn vị dự toán cấp l hoặc đơn vị dự toán cấp II. Các đơn vị dự toán cấp II, nếu không có đơn vị dự toán cấp III trực thuộc thì đồng thời cũng là đơn vị dự toán cấp IIl.

Đơn vị dự toán được ngân sách nhà nước cấp kinh phí theo hạn mức trong từng năm ngân sách.

Quy định về các đơn vị dự toán

Dự toán ngân sách là gì?

Dự toán ngân sáchnhà nướclàviệc hoạch định nguồn thu và nhiệm vụ chi củangân sáchnhà nước.

Phân loại các đơn vị dự toán

Đơn vị dự toán ngân sách được quy định tại khoản 10, Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015 là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách. Đồng thời tại khoản 9 điều này cũng nêu rõ đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách. Khoản 2, Điều 3 Thông tư 185/2015/TT-BTC cũng quy định về đơn vị dự toán ngân sách như trên.

Đơn vị dự toán cấp I

Đơn vị dự toán cấp I gồm: Các Bộ, ngành và các tổ chức tương đương tại trung ương; Các sở, ban ngành và các đơn vị tương đương thuộc cấp tỉnh; Các đơn vị cấp phòng và tương đương thuộc cấp huyện thuộc đối tượng phải lập và nộp báo cáo tài chính tổng hợp cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo quy định. (điểm a, khoản 1, Điều 5 Thông tư 99/2018/TT-BTC). Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và đơn vị thuộc ngân sách cấp dưới trong trường hợp có ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi của mình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện sau khi được Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách (khoản 1, Điều 49 Luật ngân sách nhà nước 2015).

Khi xét duyệt thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước, đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán ngân sách (gồm đơn vị mình và đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc), gửi cơ quan tài chính cùng cấp (khoản 2, Điều 27 Thông tư 342/2016/TT-BTC). Điều 5 Thông tư 99/2018/TT-BTC quy định các trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp I:

(i) Kết thúc kỳ kế toán năm các đơn vị dự toán cấp 1 phải tiếp nhận, lập và gửi các báo cáo theo quy định.

(ii) Đơn vị dự toán cấp 1 chịu trách nhiệm quyết định việc giao nhiệm vụ cho đơn vị kế toán trung gian cấp dưới lập báo cáo tài chính tổng hợp.

(iii) Đơn vị dự toán cấp 1 quy định thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo bổ sung thông tin tài chính của các đơn vị kế toán cấp dưới để đảm bảo thời gian tổng hợp và nộp báo cáo cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo quy định.

(iv) Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp 1 chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, nội dung và hình thức của các biểu mẫu báo cáo đã tổng hợp theo quy định.

Như vậy, đối với đơn vị dự toán cấp I pháp luật quy định cụ thể về khái niệm, quyền và trách nhiệm cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan.

Đơn vị dự toán cấp II, cấp III

Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định.

Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (nếu có) theo quy định.

Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định.

Pháp luật không có quy định cụ thể thế nào đơn vị dự toán cấp II và đơn vị dự toán cấp III mà chỉ có quy định về đơn vị kế toán trung gian. Đơn vị kế toán trung gian là đơn vị kế toán cấp trên được đơn vị dự toán cấp 1 giao nhiệm vụ lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định của thông tư 99/2018/TT-BTC (Điều 5). Các cấp đơn vị trung gian theo quy định của Thông tư 99/2018/TT-BTC bao gồm:

Đơn vị kế toán trung gian 1 là đơn vị kế toán cấp trên, trực thuộc trực tiếp đơn vị dự toán cấp 1, trong đơn vị kế toán trung gian 1 có thể bao gồm các đơn vị kế toán trung gian 2 và đơn vị kế toán cơ sở cấp dưới trực thuộc trực tiếp.

Đơn vị kế toán trung gian 2 là đơn vị kế toán cấp trên, trực thuộc trực tiếp đơn vị kế toán trung gian 1, trong đơn vị kế toán trung gian 2 gồm các đơn vị kế toán cơ sở cấp dưới trực tiếp.

Trường hợp đơn vị dự toán cấp 1 tổ chức nhiều hơn 2 cấp đơn vị kế toán trung gian thì các đơn vị vận dụng việc tổng hợp số liệu theo nguyên tắc và phương pháp tổng hợp tại Thông tư này.

Quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 được quy định tại Quyết định số 1704/QĐ-TTg. Khoản 11, Điều 2 có quy định:

11. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Căn cứ vào tình hình thực tế, quyết định việc tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương đảm bảo mục tiêu, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật; đảm bảo vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định hiện hành để thực hiện các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia do địa phương quản lý, các dự án do Trung ương hỗ trợ trên địa bàn (nếu có).

c) Sử dụng kinh phí bổ sung; có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương từ nguồn phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện quản lý, bảo trì đường bộ thuộc trách nhiệm địa phương theo phân cấp.

e) Chủ động sử dụng kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương (nếu có) và nguồn ngân sách địa phương phải đảm bảo theo quy định để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Kết thúc năm, địa phương tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài chính tổng hợp, xử lý các trường hợp thừa/thiếu so với dự toán theo quy định về bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn đến năm 2020.

Bạn có thể tham khảo thêm về lập dự toán:

  • Quy định về căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước
  • Quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự xã hội

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E- mail: .
  • TAGS
  • đơn vị dự toán
  • lâp dự toán ngân sách nhà nước
  • quy trình ngân sách
Facebook
Twitter
Pinterest
Previous articleĐiểm mới của nội quy lao động theo pháp luật hiện hành
Next articleDịch vụ pháp lý thường xuyên dành cho doanh nghiệp lĩnh vực giáo dục
Phạm Thị Yến Nhi
https://luatcongty.vn

Video liên quan

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

Responsive Ad

/*! Ads Here */

Billboard Ad

/*! Ads Here */