/*! Ads Here */

Còn bao nhiêu ngày nữa tôi giao thừa 2022

Đếm ngược Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 còn:

Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết Tây 2022

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2022 (Tết Nhâm Dần)? Dựa vào phần mềm đếm ngược ngày tự động trên ta có thể thấy số ngày cận kề đến Tết Âm lịch. Tết Nguyên Đán của nước ta tính theo ngày Âm lịch, thường rơi vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 Dương lịch.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nhâm Dần 2022?

Tết Nhâm Dần 2022 bắt đầu từ ngày 01/01/2022 03/01/2022 Âm lịch, tức theo lịch dương vào ngày 01/02/2022 03/02/2022 Dương lịch. Tết Âm lịch sẽ diễn ra sau Tết Dương lịch chỉ sau 1 tháng. Tết năm 2022 sẽ diễn ra sớm hơn so với năm 2021 do năm nay không phải năm nhuận nên không có 2 tháng âm liên tiếp như năm 2021.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2022

Đếm ngược tết nguyên đán 2022 còn bao nhiêu ngày

Theo phong tục của Việt Nam Tết Nguyên Đán không cùng ngày với Tết Dương lịch. Vì Tết Dương lịch là Tết của các nước phương Tây và một số nước nhà Châu Á, còn nước ta bắt đầu vào 1/1/2022 âm lịch.

Xem thêm:

Tết dương lịch là gì? Tết dương lịch được nghỉ bao nhiêu ngày. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Dương

Tết dương lịch hay được gọi là Tết Tây, là ngày lễ diễn ra vào đầu năm mới vào ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm, là ngày lễ lớn nhất năm đối với nhiều nước trên thế giới.

Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa là đến Tết Dương lịch

Năm nay Tết Dương lịch 2022 rơi vào thứ bảy. Chính vì vậy, mọi người lao động được nghỉ Tết dương 3 ngày do 01/01/2022 rơi vào thứ bảy nên được nghỉ bù thêm 1 ngày nữa nên chúng ta sẽ nghĩ liên tiếp thứ 7, chủ nhật và thứ hai sang tuần.

Tết là gì?

Tết là ngày lễ truyền thống và rất quan trọng với người dân Việt Nam, là dịp đoàn tụ gia đình nhất là đối với những người con xa quê trở về, là dịp nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc vất vả và kính nhớ tổ tiên cảm ơn suốt 1 năm vừa qua và cầu mong 1 năm mới tốt lành, vạn sự như ý.

Tết 2022

Đêm giao thừa Ngày giao thừa cuối năm

Đêm giao thừa là đêm linh thiêng nhất trong suốt 1 năm là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời điểm trời đất, thần linh nhân loại có sự giao thoa.

Vào ngày giao thừa Việt Nam sẽ làm tranh thủ làm mâm cỗ buổi chiều để kịp làm lễ thắp hương, cúng tổ tiên, các vị thần linh để tiễn năm cũ, đón năm mới cầu sức khỏe, tài lộc, an khang thịnh vượng cả năm mới.

Đêm giao thừa

Tết Nguyên Đán hay gọi là tết ta, tết Âm Lịch, tết cổ truyền, là tết truyền thống lớn nhất ở nước ta. Tết Nguyên Đán luôn sử dụng lịch âm và do quy luật cứ 3 năm sẽ có 1 năm nhuận 1 tháng nên Tết Nguyên Đán luôn diễn ra sau Tết Dương.

Ngoài Việt Nam còn có thêm 10 nước cũng đón tết Âm lịch giống nước ta là: Hàn Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc Hồng Kong, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan, Singapore.

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Nhâm Dần năm 2022

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2022 thông thường sẽ có thông báo trước 1 tháng do chính phủ ban hành dựa theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ công sức thương binh và làng hội.

Theo như mọi năm Tết Nguyên Đán thường được nghỉ từ 7-10 ngày. Nếu theo lịch 2022, thông thường nghỉ Tết từ ngày 29 tết đến hết mùng 3, nhưng mùng 4, mùng 5 tết lại rơi vào thứ 7 và chủ nhật nên năm nay có thể người lao động được nghỉ 8 ngày kéo dài từ 29 tết đến hết mùng 5 Tết, tức từ ngày 29/01/2022 đến hết ngày 05/02/2022 (theo dương lịch). Với lịch nghỉ Tết dài như vậy chúng ta có thể lên kế hoạch cùng gia đình đi chơi, đi du lịch tận hưởng ăn Tết trọn vẹn nhất.

Tết Nguyên Đán năm 2022 là năm con gì?

Tết Nguyên Đán năm 2022 là năm con gì?

Tạm biệt năm Tân Sửu 2021 chúng ta chuẩn bị chào đón năm mới năm con Hổ Nhâm Dần 2022.

Năm Nhâm Dần 2022 là mệnh gì?

Năm 2022 là năm con Hổ, năm Nhâm Dần, người sinh con vào năm này sẽ có mệnh Con nhà Bạch Đế Phú Quý.

Theo phong thủy, những người sinh vào năm 2022 thuộc mệnh Kim Kim, Bạch Kim, tức vàng pha bạc

  • Tương sinh: Thuỷ, Thổ

  • Tương khắc: Mộc, Hoả

Năm 2022 là năm con gì, mệnh gì?
  • Nam sinh năm 2022 sẽ thuộc Khôn (Thổ), thuộc Tây Tứ mệnh.

  • Nữ sinh năm Nhâm Dần sẽ thuộc Khảm (Thuỷ), thuộc Đông Tứ mệnh.

Người tuổi Dần sẽ có vận mệnh như thế nào vào năm Nhâm Dần 2022

Người sinh năm hổ có đời sống nội tâm cao, tài trí hơn người, nhiều ý tưởng, ít bị khuất phục vì tính tự quyết, độc lập cao, ưa mạo hiểm.

Năm 2022, người tuổi Dần nếu làm bạn với người tuổi Hợi rất tốt vì 2 tuổi này dung hòa nhau, tiết chế được tính tình nóng nảy cho người sinh năm Dần.

Người tuổi Dần vào năm này nên hợp tác làm ăn với người tuổi Giáp Thìn, Canh Tuất, Mậu Thân sẽ thuận lợi, tốt đẹp và thành công.

Năm 2022 có phải năm tuổi vàng không? Có nên sinh con năm Nhâm Dần không?

Tuổi vàng là tính những năm có Canh và Tân trong 10 thiên can. Ví dụ năm 2021 là năm Tân Sửu nên được tính là năm Trâu vàng còn năm 2022 là Nhâm Dần nên không tính là năm Hổ vàng.

Có nên sinh con năm Nhâm Dần không

Tuy nhiên, con cái là lộc trời cho nên các cặp vợ chồng không nên quá coi trọng năm tuổi vàng để sinh nhé!

Những đứa trẻ sinh vào năm 2022 đều tốt đẹp sẽ có tâm lý và lập trường vàng, hay giúp đỡ người khác mà không toan tính, nhờ vậy sẽ tiến xa trong tương lai.

Tết nguyên đán 2022 tuổi nào xông đất sẽ may?

Tục xông đất đầu năm có từ lâu đời và duy trì đến tận ngày nay. Những người đầu tiên bước vào nhà sau 12 giờ đêm sau khoảnh khắc giao thừa sẽ tính là người xông nhà.

Người xông nhà đầu tiên luôn được gia chủ lựa chọn cẩn thận người hợp tuổi, hiểu rõ tính cách, công việc ổn định, sức khỏe tốt để mang nguồn năng lượng, sinh khí và tài lộc cho gia đình mình.

Tết nguyên đán 2022 tuổi nào xông đất sẽ may?

Những người sinh năm dưới đây là những tuổi tốt để xông đất vào năm 2022 là: Quý Tỵ (1953), Đinh Dậu (1957), Nhâm Tý (1972), Đinh Tỵ (1977), Quý Dậu (1993), Bính Tý (1996).

Có thể tìm những người sinh năm nếu không tìm được những người tuổi trên là: Bính Thân (1956), Canh Tý (1960), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Ất Tỵ (1965), Bính Ngọ (1966), Kỷ Dậu (1969), Tân Dậu (1981), Quý Hợi (1983), Giáp Tý (1984), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Thân (1992).

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán nguồn gốc từ đâu đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Người Trung Quốc nhận định rằng là từ Trung Quốc do Việt Nam chịu 1000 năm Bắc thuộc nên ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc. Nhưng theo truyền thuyết, sự tích dân gian ta là Bánh chưng bánh dày thì chúng ta đã ăn Tết từ đời vua Hùng tức là trước khi bị Bắc thuộc. Như vậy, có thể nói Tết Nguyên Đán có thể xuất phát từ Việt Nam.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Tết Âm lịch nước ta không chỉ là khoảnh khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới mà còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh, văn hóa, nguyện ước của con người.

Tết chính là dịp mọi người bày tỏ lòng biết ơn, thành kính đến các vị thần linh đã phù hộ trong suốt 1 năm qua và cũng là dịp cầu cho mưa thuận gió hòa, công việc ổn định thăng tiến trong năm mới.

Tết cũng là dịp làm mới lại bản thân và mọi thứ để mọi người chờ đợi năm mới an lành, sung túc, thuận lợi và gác lại những điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, trước Tết ai ai cũng tất bật sắm Tết cho bản thân và gia đình thật đẹp, thật trang hoàng.

Đây cũng là dịp mà con người hâm nóng, làm mới lại về phần tình cảm, đoàn tụ gia đình, cùng nhau ăn tết, thăm hỏi người thân, chúc lành năm mới, cùng nhau thắp hương tưởng nhớ tổ tiên, ông bà đã phù hộ suốt 1 năm qua.

Những phong tục tập quán truyền thống trong Tết Nguyên Đán

Việt Nam luôn có các phong tục tập quán truyền thống thú vị, ý nghĩa trong dịp Tết đến xuân về cụ thể như sau:

Cúng ông Công, ông Táo

Cúng ông Công, ông Táo

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch các gia đình sẽ cùng làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong năm vừa rồi với với Ngọc Hoàng. Trong ngày này, mọi người sẽ tranh thủ dọn dẹp nhà bếp, làm mâm cỗ ngon và mua cá vàng về cúng và đem thả sông, hồ, tiễn ông Công, ông Táo chầu trời.

Thăm mộ tổ tiên

Đây là dịp để con cháu đến thăm viếng, làm sạch nơi an nghỉ của ông bà, tổ tiên nhằm tưởng nhớ, lòng kính trọng, đạo hiếu, biết ơn đối với đấng sinh thành và tổ tiên đã khuất.

Cúng tất niên ngày giao thừa

Cúng tất niên ngày giao thừa

Đây là nghi lễ cực kì cần thiết trong dịp Tết vào ngày 30 tết, các gia đình làm mâm cỗ tươm tất gồm gà, bánh chưng xanh, khoanh giò, xôi, để thắp hương mời gia tiên, thần linh về ăn Tết cùng họ.

Đón giao thừa

Đây chắc chắn là khoảnh khắc mà nhiều người chờ mong nhất trong dịp Tết. Vào đúng 12 giờ đêm ngày 30 là tiếng pháo hoa đồng loạt bắn lên trời, mọi người cùng ngắm pháo hoa, cùng nâng ly chúc mừng, xem ca múa nhạc, nhiều nơi sẽ đi chùa và hái lộc.

Chúc Tết, mừng tuổi

Chúc Tết, mừng tuổi

Chúc Tết và lì xì là việc làm đầu tiên diễn ra vào ngày mùng 1, trẻ em hân hoan mặc bộ đồ mới cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà, họ hàng, sau đó sẽ được nhận lại lời chúc và phong bao lì xì đỏ tươi.

Các hoạt động trong dịp Tết Nguyên Đán 2022

Dọn dẹp nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa

Vào ngày 26, 27, 28, 29 âm lịch, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa, đường xá sạch sẽ và trang hoàng tưng bừng để chào đón năm mới nhằm khởi đầu thuận lợi nhất.

Sắm Tết

Sắm Tết

Vào những ngày này, khắp các nẻo đường đều đông đúc, tấp nập bày bán hàng tết như hoa, quả, đồ ăn, hương nến, bánh kẹo,

Mua đào, quất, mai, Trang trí nhà cửa

Trang trí nhà cửa

Tục chơi đào, quất, mai, các loại cây cảnh mini vào ngày Tết là không thể thiếu nhằm làm đẹp, tô điểm cho ngôi nhà của mình.

Trang trí mâm ngũ quả

Chuẩn bị mâm ngũ quả là việc không thể thiếu trong ngày Tết ở bất cứ nơi đâu. Mâm ngũ quả mang đến điều may mắn, tốt đẹp, mỗi loại quả mang theo một ý nghĩa riêng.

Trang trí mâm ngũ quả

Một số loại quả hay bày trí đó là: đu đủ, quất, chuối, bưởi, xoài, táo, nho, cầu mong một năm mới đầy đủ, no ấm, khỏe mạnh, hạnh phúc, tài lộc dồi dào.

Gói bánh chưng

Gói bánh chưng

Mâm cỗ ngày Tết chắc chắn rằng không thể thiếu những chiếc bánh chưng xanh. Gói bánh chưng là nét đẹp truyền thống mà nhiều gia đình Việt vẫn luôn giữ gìn. Các thành viên cùng nhau trò chuyện, gói bánh mỗi người một việc như chuẩn bị lá, ngâm gạo, làm nhân, gói bánh, buộc lạt và cùng nhau quây quần bên nhau nấu bánh chưng vô cùng hạnh phúc và ấm cúng.

Đi lễ chùa

Hoạt động đi lễ chùa vào đầu năm diễn ra cực kỳ sôi nổi. Mọi người đều nô nức lên chùa cầu chúc cho một năm bình an, hạnh phúc, vui vẻ, vạn sự như ý.

Đi lễ chùa ngày Tết

Như vậy, qua bài viết này, chắc chắn mọi người đã hiểu rõ ràng hơn về Tết Nguyên Đán và nắm bắt được còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết để kịp thời có kế hoạch chuẩn bị tốt nhất đón Tết Nhâm Dần năm nay nhé! Nếu bạn thấy bài viết này hay đừng quên like và chia sẻ đến mọi người nhé, Đông Nam xin cảm ơn mọi người!

Video liên quan

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

Responsive Ad

/*! Ads Here */

Billboard Ad

/*! Ads Here */