QUA QUÁ TRÌNH NHIỀU NĂM TRỒNG DÂU TÂY VÀ RÚT RA KINH NGHIỆM VỀ CÁCH TRỒNG. ĐÂY LÀ TÓM TẮT SƠ LƯỢC VỀ CÁCH TRỒNG DÂU TRÊN CHẬU CỦA MÌNH MUỐN CHIA SẺ ĐẾN MỌI NGƯỜI ĐỂ CÓ CHẬY DÂU ĐẸP ƯNG Ý:
1. Trộn giá thể bao gồm: đất thịt (nếu có) 30%, xơ dừa đã xử lý 30%, chấu hun 20%, phân hữu cơ ủ chế phẩm (phân bò/phân dê/phân chùn ủ) 20%. Nếu không có đất thịt có thể thay thế bằng phần mùn xơ dừa còn lại.
2. Trồng cây vào chậu sao cho phần gốc của cây con (hoặc bầu bằng viên nén xơ dừa) cao hơn chút so với giá thể khoảng 0,5-1cm (tránh vùi kín giá thể vào gốc vì dễ gây thối gốc).
3. Tưới nước vào gốc đậm sau khi vừa trồng. Sau đó tưới nước hàng ngày với lượng vừa đủ cho cây 2 lần/ngày, vào buổi sáng và chiều mát (trước 6h chiều). Tránh tưới nước vào gốc hay lá vào buổi tối đặc biệt vào những ngày thời tiết nóng ẩm. (Tưới ẩm vào buổi tối cây dễ bị đọng nước lại gây ra hiện tượng thối do nấm/vi khuẩn).
4. Nếu trồng dâu tây vào mùa hè sau khi trồng nên che lưới cắt nắng cho cây khoảng 2 tuần đầu tiên để tráng nắng gắt làm cây con héo nhanh.
5. Bón phân: sử dụng phân khoáng bón/tưới định kỳ 2 lần/tháng, pha thật loãng phân rồi tưới vào gốc cây. Một số loại phân như: phân NPK đầu trâu hàm lượng 16-16-16+ TE hoặc phân 13-13-13+ TE, pha loãng theo tỷ lệ thấp hơn 1 chút so với khuyến cáo. Có thể chọn phân bón nhập khẩu để bón cho cây như Haifa, Nova, Gatit... Định kỳ phun phân vi lượng 10-15 ngày/lần giúp cây tăng cường sức đề kháng chống sâu bệnh hại, cây tăng cường trao đổi chất, lá xanh bóng, ra nhiều hoa, chống méo quả... (một số loại như seaweeded rong biển, atonik, combi5...). Bổ sung thường xuyên phân trung lượng như Canxi, Silic,...
6. Chú ý theo dõi sâu bệnh hại kịp thời phòng bệnh. Ưu tiên dùng biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng sinh học như sử dụng chế phẩm sinh học, dịch chiết cây trồng/thảo mộc, sử dụng bẫy bả sinh học... Sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học đang bán trên thị trường.
Một số bệnh thường gặp trên dâu tây như: đốm lá vàng lá, khô đầu lá, phấn trắng, mốc xám, thối khô trái, thối gốc do nấm hoặc vi khuẩn, tuyến trùng trong đất... Sâu thường gặp như: nhện đỏ, bọ trĩ, rệp, sâu ăn lá, ốc sên, kiến...
Đây là tóm tắt về các bước chăm sóc dâu tây trong chậu, để biết được chi tiết và chính xác hơn mọi người vui lòng ib fb Đoàn Thu Trà hoặc gửi email về địa chỉ: nhé!
Được viết bởi: Ths. Đoàn Thu Trà - Vườn dây Ta-Farm, Đà Quận, Hưng Đạo, TP Cao Bằng