Trong tất cả các bài viết học thuật từ báo cáo,bài tiểu luận, luận văn trong trường học đến các bài nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp đều sẽ có một phần bắt buộc mang tên Tài liệu tham khảo (referencing) nằm ở phần cuối cùng của bài luận. Vậy mục đích của phần này là gì? Những quy định về cách trích dẫn tài liệu tham khảo và thứ tự sắp xếp ra sao. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Khái niệm về trích dẫn tài liệu tham khảo
Viết học thuật không chỉ dựa trên ý tưởng và kinh nghiệm của một tác giả. Nó cũng sử dụng các ý tưởng và nghiên cứu của các nguồn khác: sách, bài báo, trang web, v.v. Các nguồn khác này có thể được sử dụng để hỗ trợ các ý tưởng của tác giả hoặc tác giả có thể đang thảo luận, phân tích hoặc phê bình các nguồn khác.
Khi bạn đang viết một bài viết học thuật và sử dụng từ ngữ hoặc ý tưởng của một người khác, việc bạn cần làm là đưa thông tin đó vào danh sách tài liệu trích dẫn. Bao gồm thông tin chi tiết về tất cả các nguồn được tư vấn, cả trong văn bản của bạn (trích dẫn trong văn bản) và khi kết thúc công việc của bạn (danh sách tham khảo hoặc thư mục). Nói một cách dễ hiểu, cách ghi tài liệu tham khảo là hình thức tổng hợp, xác định nơi mà bạn thu thập thông tin và ý tưởng cho các tác phẩm của bạn.
Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?
Tầm quan trọng của trích dẫn tài liệu tham khảo
- Là rất quan trọng để nghiên cứu thành công.
- Giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nguồn của tài liệu được trích dẫn nếu họ muốn.
- Cải thiện kỹ năng viết của bạn
- Một bài viết được lập luận chặt chẽ với nhiều kiến thức bổ trợ được trích dẫn từ các nguồn uy tín sẽ tăng thêm tính xác thực cho lập luận của bạn.
- Cho thấy rằng bạn đã thực sự dày công nghiên cứu rộng rãi lĩnh vực liên quan của đề tài.
- Thực tế nhất, nó có thể giúp bạn đạt điểm cao hơn.
- Cuối cùng, rất quan trọng, việc trích dẫn tài liệu tham khảo một cách chính xác, đúng nguyên tắc sẽ giúp bài luận của bạn tránh khỏi các vấn đề liên quan đến đạo văn.
Hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo
Để đảm bảo việc trích dẫn tài liệu được khoa học, chính xác, đầy đủ và hữu ích nhất đến với người đọc, đã có rất nhiều cách viết tài liệu tham khảo đã trở thành chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trên Thế giới. Kể đến như: APA, IEEE, MLA, Harvard
Trong bài viết này, Luận Văn 2S sẽ hướng dẫn bạn cách ghi tài liệu tham khảo theo kiểu APA - Kiểu trích dẫn được áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Đôi nét về APA
Website: https://apastyle.apa.org
APA (American Psychological Association) là kiểu trích dẫn được phát triển bởi Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ. Nguyên tắc cơ bản của trích dẫn kiểu APA sẽ bao gồm 2 thành tố: dẫn nguồn trong nội dung văn bản và liệt kê danh sách tài liệu tham khảo ở cuối bài luận.
Quy tắc trích dẫn nguồn trong nội dung văn bản của APA
Trích dẫn trong nội dung (ngay trong bài viết) sẽ sử dụng cho các câu trích dẫn nguyên văn tài liệu hoặc tóm tắt ý của tác giả trong tác phẩm gốc. Trích dẫn nguồn sẽ được đặt trong dấu ngoặc đơn, tại phần cuối cùng liên quan đến nội dung trích dẫn đó. Lưu ý, thông tin về tài liệu trích dẫn sử dụng trong văn bản cần phải đồng nhất với danh sách tài liệu tham khảo.
- Đối với tài liệu tham khảo chỉ có một tác giả: Ghi tên tác giả và năm xuất bản. Ví dụ: (Bernstein, 1965) hoặc Bernstein (1995).
- Đối với tài liệu tham khảo có hai tác giả: Tác giả 1 & tác giả 2 và năm xuất bản. Ví dụ: (Strunk & White, 1979) hoặc Strunk & White (1970)
- Tài liệu tham khảo có từ 3 tác giả trở lên: Tên tác giả đầu tiên và nnk. và năm xuất bản. Ví dụ (Gloster và nnk. 2010) hoặc Gloster và nnk. (2010).
- Trong trường hợp tài liệu tham khảo được trích dẫn một đoạn từ hai nguồn trở lên: sắp xếp theo thứ tự thời gian (năm xuất bản). Ví dụ: (Green, 1959; Thomson & Jones, 1982; Smith, 1990).
- Tài liệu tham khảo chưa được in (đã được phê duyệt xuất bản): Thay thế năm xuất bản bằng cụm từ đang in. Ví dụ: (Emerson & McPherson, đang in).
- Tài liệu của một cơ quan, tổ chức (không có tác giả cụ thể): Sử dụng tên đầy
- đủ (hoặc viết tắt) của cơ quan, tổ chức thay cho tên tác giả. Ví dụ (APA, 2009).
- Trường hợp trích dẫn nguyên văn tài liệu tham khảo: Ghi thêm số trang vào sau năm. Ví dụ: (Obama, 2014, tr.19-20).
Một số trích dẫn minh họa trong văn bản theo kiểu APA
Cách ghi tài liệu tham khảo trong danh sách tài liệu tham khảo
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo loại hình tài liệu:
- Đối với tài liệu tham khảo là sách: Tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách in nghiêng, nơi xuất bản: Nhà xuất bản.
Ví dụ: Trần Thừa (1999). Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
- Tài liệu tham khảo là một chương trong sách: Tên của tác giả chương; (năm xuất bản). Tên chương, Tên sách in nghiêng, lần xuất bản, nhà xuất bản; Nơi xuất bản.
- Tài liệu tham khảo là bài báo trên tạp chí khoa học: Tên tác giả (năm xuất bản) tên bài báo. Tên tạp chí in nghiêng, tập, số trang, doi (nếu có).
Ví dụ: Stultz, J. (2006). Kết hợp liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp phân tích trong điều trị chấn thương. American Journal of Orthopsychiatry, 76(4), 482-488. doi: 10.1037/002-9432.76.4.482
- Là luận văn, luận án: Tên tác giả (năm xuất bản). Tên đề tài in nghiêng, bậc học, tên của cơ sở đào tạo.
Ví dụ: Trí, N. C. (2011). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.
- Đối với tài liệu tham khảo là một bài viết báo chí: Tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tờ báo in nghiêng, trang số.
Ví dụ: Walker, R. (1990, ngày 16 tháng 4). Giao thoa văn hóa. Người nghe, 126. - Tài liệu từ internet (hạn chế sử dụng loại trích dẫn này): Tên tác giả (nếu không có thay thế bằng tên tài liệu (năm). Tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu >, thời gian trích dẫn.
Lưu ý trong trích dẫn tài liệu tham khảo
- Nguyên tắc ghi tên tác giả trong trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu APA:
Đối với tác giả là người nước ngoài: Họ và viết hoa các chữ cái đầu trong phần tên, kết nối với nhau bởi dấu chấm. Ví dụ: Lenin, V.I.
Còn đối với Tiếng Việt, chúng ta sẽ viết tắt Họ, tên đệm. Ví dụ: N. Q. T. Tiến. - Nguyên tắc sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo:
Tài liệu được sắp xếp theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả.
Trong trường hợp tên giống nhau, ta sẽ xét đến chữ cái tiếp theo trong phần tên.
Nếu cùng tác giả, sắp xếp theo năm.
Trên đây là toàn bộ những nội dung bạn cần biết về cách trích dẫn tài liệu tham khảo dùng trong các bài báo cáo, luận văn, bài nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, để thuận tiện hơn trong việc trích dẫn, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như MS Word (từ Office 2007 trở lên) hay trích dẫn tài liệu tham khảo bằng Endnote, ReadCube, Mendeley, Zotero,... để không gặp phải sai sót đáng tiếc trong trích dẫn tài liệu nhé.