Laptop Mỹ chào các bạn. Việc tìm kiếm và chọn được chiếc laptop phù hợp với nhu cầu của mình thời công nghiệp 4.0 quả thật khó khăn. Với kinh nghiệm 5 năm trực tiếp bán hàng cho khối doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, hôm nay, tôi sẽ tư vấn cho các bạn một cách tổng quan nhất về cách tìm kiếm một chiếc laptop phù hợp với nhu cầu bản thân và cách test kiểm tra laptop cũ trước khi mua
Giới thiệu với các bạn, tôi là nhân viên kinh doanh của hệ thống Laptop Mỹ được 5 năm (tính đến 2018). Hệ thống Laptop Mỹ chúng tôi chuyên cung cấp dòng laptop nhập khẩu cho khối khách hàng doanh nghiệp từ những năm 2013. Hiện nay, khi mở rộng ra cung cấp cho khách hàng cá nhân, tôi nhận thấy có khá nhiều bạn (tôi xin phép được gọi quý khách của chúng tôi là bạn) mông lung về việc chọn lựa cho mình chiếc laptop phù hợp nhất. Việc mua laptop hoặc mua 1 sản phẩm điện tử sẽ qua rất nhiều công đoạn, đôi khi nó là 1 vòng luẩn quẩn mà các bạn rất khó giải quyết. Không phải giá thành càng cao thì càng tốt và càng đáp ứng được nhu cầu của bạn.
Hôm nay, tôi được giao nhiệm vụ viết bài hướng dẫn khách hàng kiểm tra laptop cũ khi mua. Nhưng thực sự, điều làm tôi khổ tâm nhất không phải vấn đề về cách test laptop khi mua, mà là vấn đề tư vấn chuẩn cho khách hàng về dòng hay model laptop thực sự phù hợp với họ. Được cho nghỉ hẳn 01 ngày để viết bài tư vấn này, tôi sẽ cố gắng giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất, sát thực nhất khi mua một chiếc laptop cũ hay laptop mới.
Bài viết này tôi sẽ chia làm 02 phần chính
Phần 1: Tư vấn, hướng dẫn khách hàng nhắm đúng đối tượng, đúng model laptop phù hợp
Phần 2: Cách test laptop cũ trước khi mua.
(Thực tế laptop mới thì bạn đã phải trả tiền rồi mới được cầm máy, nên việc kiểm tra trước khi mua là gần như không cần thiết)
Nếu các bạn đọc đến đây, tự tin rằng mình đã tìm được model phù hợp, bạn chỉ cần tìm hiểu cách kiểm tra và test laptop cũ, bạn có thể click vào phần mục lục để xem ngay Phần 2
Từ PHÙ HỢP ở đây với cá nhân tôi khi tư vấn cho bất kì một khách hàng nào cũng dựa trên 2 tiêu chí
=> 1: Giá thành
=> 2: Nhu cầu thực sự
À, đó là khi tôi tư vấn cho khách hàng đã tìm đến hoặc chúng tôi đã tìm đến (khối doanh nghiệp) để tư vấn về 1 chiếc laptop cũ. Còn các bạn, nếu các bạn chưa xác định hoặc chưa quyết định mình sẽ mua laptop mới hay laptop cũ, thì tôi đã có một bài viết về vấn đề này, các bạn có thể đọc thêm tại đây:
=> Có nên mua laptop cũ không?
Laptop mới: Có rất nhiều siêu thị, cửa hàng bán. Cấu hình cố định, nếu bạn muốn nâng cấp thì phải sau thời gian bảo hành hoặc bạn phải chọn sang mã laptop khác, cao tiền hơn chỉ vì bạn cần nâng cấp Ram hoặc SSD. Bảo hành 12-18 tháng tuỳ dòng.
Laptop nhập khẩu cũ: Tôi nói ở đây là dòng laptop cũ nhập khẩu, hàng bãi, chứ không đánh đồng với dòng laptop được sử dụng tại Việt Nam rồi được bán lại. Những chiếc laptop này có cấu hình mở, phù hợp với nhu cầu của bạn, những cửa hàng laptop cũ uy tín sẽ sẵn sàng nâng cấp cho bạn mọi lúc. Bảo hành linh động, 01-24 tháng tuỳ khách hàng
Điểm đặc biệt ở đây, đó là chất lượng hàng cho từng thị trường. Ví dụ, những dòng laptop nhập khẩu từ thị trường châu âu như Dell Latitude, HP Elitebook, xuất xưởng giá hơn 1000 Euro, bảo hành 03 năm, đạt chuẩn quân đội Mỹ Mil-STD 810G, được chuyên dùng cho khối văn phòng tại Châu Âu và quân đội Mỹ. Những chiếc laptop này (gọi là hàng bãi Nhật như ngày xưa), chất lượng cao, giá chỉ bằng 1/5-1/3 giá mới xuất xưởng, hình thức còn khá ổn, nhiều con có trầy xước qua năm tháng.
Xem thêm:
=> Tiêu chuẩn Mil-STD 810G
Cá nhân tôi khuyên các bạn nên coi trọng chất lượng bên trong hơn là một vài vết trầy xước bên ngoài. Với những chiếc laptop dell cũ hay hp cũ nhập khẩu được chọn lựa kĩ càng, cấu hình mạnh, có những dòng chuyên cho văn phòng như Dell Latitude hay HP Elitebook, dòng chuyên cho kỹ sư, design như Dell Precision hay HP Workstation, HP Zbook, tôi tin rằng đây là một sự lựa chọn thông minh và thật nạc nhất hiện nay.
Quay trở lại với 2 tiêu chí khi tìm model laptop phù hợp với bạn. Có lẽ vấn đề đầu tiên là tiền đâu:
Bạn cần khoanh vùng được phân khúc giá mà bạn có hoặc dự định chi trả. Bởi trong mỗi phân khúc, sẽ đều có những chiếc laptop đáp ứng được nhu cầu của bạn. Như trên website của chúng tôi, chúng tôi có phân ra các khoảng giá của Laptop
Tiếp theo, vấn đề khó khăn hơn, đó là việc xác định nhu cầu mua laptop để phục vụ những công việc gì, ví dụ công việc văn phòng, soạn thảo văn bản, kế toán, bán hàng online, vẽ kĩ thuật, design, chơi game, hay đơn giản là sang trọng để làm cảnh. Tôi sẽ update các bài viết tư vấn cụ thể từng model laptop cũ phù hợp với từng ngành nghề và bổ sung tại đây
- Laptop cho khối văn phòng
- Laptop chơi game phổ thông và cao cấp
- Laptop chuyên cho kế toán và kiểm toán
- Laptop đồ hoạ, render video
Các bạn nên tham khảo qua, tôi sẽ cố gắng đưa ra những mẫu laptop sát nhất với nhu cầu của bạn. Tiếp theo, tôi sẽ trao đổi mở với các bạn về vấn đề cấu hình và nâng cấp
Cá nhân tôi khuyên các bạn khi tìm mua thì hãy tìm mua những chiếc Laptop Core i5 hoặc i7.
Lý do: Sau này bán lại còn được giá
Tôi chỉ nêu lí do này, tôi không cần các bạn tìm hiểu chuyên sâu, để nói rằng Core i3 thế hệ mấy sẽ mạnh hơn Core i5 thế hệ mấy. Cái quan trọng là vòng đời của 1 chiếc Laptop sẽ chuyển từ người này sang người khác, sau nhiều năm, khi bạn cho tặng hoặc bán thì cái mác Core i5 hay Core i7 sẽ có giá trị hơn
Và, cũng chính từ lý do này, lật ngược lại nếu các bạn để ý, không phải cứ Core i7 sẽ mạnh hay đắt hơn Core i5.
Các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Chip, về Core I, đọc thêm tại đây:
=> Các dòng chip Intel
Trong phần cấu hình này, tôi sẽ nói một chút về vấn đề CARD ONBOARD và CARD RỜI
Tóm tắt lại cho vấn đề này như sau: Nếu các bạn hay chơi game có hình ảnh nặng, các bạn cần thiết kế hình ảnh, làm video chuyên sâu, hay nói chung là các bạn cần dùng nhiều chương trình về đồ hoạ và game. Hãy chọn Card rời. Sẽ có những dòng card chuyên game, dòng chuyên đồ hoạ, các bạn cần tìm hiểu kĩ
Với các bạn làm việc văn phòng, game Pikachu, bán hàng online thuần, chỉ thi thoảng làm 1 vài banner, hình ảnh sản phẩm, các bạn cần đọc bản vẽ CAD, tôi khuyên các bạn không cần card rời, hãy tìm cho mình 1 chiếc máy dùng CARD ONBOARD (card share). Như thế máy sẽ mát hơn, lành hơn.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Card màn hình tại đây
=> Card màn hình
Ở đây, sau khi các bạn đã chốt giá thành, nhưng tôi tin chắc rằng tìm hiểu thêm về khả năng nâng cấp cũng như việc chi thêm một khoản nhỏ giúp chiếc máy hoạt động trơn tru hơn, hiệu suất hơn cũng là vấn đề các bạn cần quan tâm. Các bạn nên tìm hiểu hoặc hỏi trực tiếp xem chiếc máy mà bạn duyệt có thể nâng cấp những gì sau này.
Một chiếc máy không nhằm mục đích đồ hoạ chuyên sâu, thì thường sẽ có 2 khe cắm Ram. Trừ một số dòng Ram on Main như Dell XPS thì không thể nâng cấp thêm Ram. Một chiếc máy tối thiểu hiện nay cần có Ram 4gb. Tôi dùng từ tối thiểu là tối thiểu để hoạt động ở mức chấp nhận được. Các chương trình ngày càng phát triển, như Chrome hay Cốc Cốc, ngốn Ram rất nhiều, các bạn dùng nhiều tab hoặc nhiều chương trình sẽ lag máy. Đặc biệt là các bạn bán hàng Online, tôi khuyên các bạn nên nâng cấp hoặc chọn mua chiếc laptop có Ram 4gb trở lên. Và Ram sẽ là mức 4gb, 8gb, 16gb, 32gb. Các bạn hạn chế nâng kiểu nửa vời 6gb hay 12gb, như thế sẽ không phát huy hết được hiệu suất của Ram
Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về Ram tại đây
=> Ram laptop và những điều cần biết
Và điều cần thiết, hãy tìm hiểu về loại ổ cứng của mẫu laptop đó, hỏi xem có thể nâng cấp ổ cứng ra sao. Một số dòng laptop mỏng nhẹ thì khả năng nâng cấp ổ cứng khá hạn chế. Hiện nay có 03 loại ổ cứng.
Ổ HDD Tốc độ bình thường, giá thành rẻ, dung lượng lớn, rất quen thuộc với mọi người
Ổ SSD Tốc độ nhanh, giá cao, dung lượng thấp, chỉ dùng để cài đặt hệ điều hành và phần mềm
Ổ SSHD Lai của HDD và SSD
Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về các loại ổ cứng tại đây:
=> Những điều cần biết về ổ cứng laptop
Tốt nhất là các bạn nên tìm những chiếc máy có khả năng nâng cấp ổ về sau, hoặc máy đã sử dụng ổ SSD cao cấp. Lý do? Nói không phải phép thuật, nếu các bạn nâng cấp từ HDD lên SSD, các bạn sẽ như mua 1 chiếc máy mới, mạnh hơn nhiều lần việc cài lại win chạy cho mượt, tiện diệt vizut. Thế nên, hãy để dành một lối thoát về sau khi chiếc máy của bạn đã cũ.
Ok. Nếu các bạn đã có câu trả lời cho 2 vấn đề trên, thì hãy inbox hay gọi điện cho Laptop Mỹ, chúng tôi sẽ tư vấn chính xác nhất cho các bạn.
Còn với những bạn muốn tự tìm hiểu, tự khám phá thì hãy tiếp tục đọc tiếp, tôi sẽ đi cùng bạn
Sau khi xong 2 bước trên, bạn sẽ cần tìm hiểu về các dòng Laptop Dell hay Laptop HP, Laptop Lenovo, Các dòng ở đây tức là ví dụ như với Dell, họ sẽ có một số dòng được phân rõ ra như sau:
Dell Inspiron: Dòng laptop chất lượng khá, tầm thấp, được bán khá nhiều tại Việt Nam
Dell Vostro: Dòng laptop doanh nhân tầm thấp, dòng này được khá nhiều người dùng cảm nhận nóng
Dell XPS: Dòng laptop thời trang cao cấp của Dell, thường được so sánh với Macbook. Dòng này tầm tiền khá cao
Dell Latitude: Dòng laptop doanh nhân chuyên cho thị trường châu âu, gần như không được phân phối chính thống sản phẩm mới tại các siêu thị Việt Nam Đây là dòng laptop có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Mil-STD 810G, chịu được độ va đập và di chuyển thường xuyên. Đây cũng là dòng laptop cũ đại trà được ưa chuộng nhất của Dell
Dell Alienware: Dòng laptop chuyên chơi game, góc cạnh hầm gố, cấu hình khủng, chuyên để chơi game. Giá thành khá cao, chuẩn men luôn thích sở hữu 1 em này
Dell Precision: Dòng laptop chuyên đồ hoạ của Dell cho thị trường nước ngoài. Có thể nói, dòng Precision được các bạn sinh viên xây dựng, bách khoa, công nghiệp tìm mua rất nhiều, dòng này chuyên đặc trị các phần mềm đồ hoạ, 3D, video và 1 phần chơi game. Dòng này thường nặng, màn hình 15.6-17 inch, giá tầm trung đến cao
Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về các dòng laptop Dell tại đây:
=> Các dòng laptop Dell phổ biến hiện nay
HP Pavilion: Dòng laptop phổ thông, hình thức bóng bẩy, trẻ trung, hiệu suất bình thường, được sản xuất đại trà nhất của HP
HP Envy: Dòng laptop thời trang, chuyên giải trí, giá thành khá cao. Đây là dòng laptop để cạnh tranh với Macbook
HP Probook: Laptop doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Máy to, nặng, đáp ứng nhu cầu của nhân viên trong các khối văn phòng
HP Elitebook: Đây là dòng laptop cũ rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Được phân ra các phân khúc nhỏ
- HP Elitebook: Dòng laptop văn phòng, là dòng laptop hp cũ phổ biến tại Việt Nam
- HP Elitebook Folio: Mỏng. nhẹ. Nổi bật là HP Folio 9470m.
- HP Elitebook Workstation: Chuyên đồ hoạ, 3d, video. Cạnh tranh chủ lực với dòng Dell Precision
HP Zbook: Chuyên đồ hoạ. Đây là dòng tiếp nối theo chuỗi HP Elitebook Workstation cực thành công của HP. Mẫu mã tươi mới, cấu hình mạnh, giá cạnh tranh so với Dell Precision
Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về các dòng Laptop HP tại đây:
=> Các dòng laptop HP phổ biến hiện nay
Tôi sẽ tiếp tục cập nhật sâu hơn về các dòng laptop ASUS, Lenovo,
Vậy, rà soát lại nhu cầu công việc của các bạn để tìm đúng dòng laptop. Ví dụ các bạn có nhu cầu làm đồ hoạ, video 3d, các bạn sẽ phải tìm đến các dòng Laptop Dell Precision hoặc HP Elitebook Workstation hoặc HP Zbook. Đến đây, các bạn hãy vừng lòng và đi tiếp, đừng bận tâm so sánh với các dòng khác.
Có một bạn đã từng chat với mình, hỏi về chiếc Dell XPS 13 L322x i7 lúc đó là 13.2tr. Sau đó bạn ý hỏi tiếp về chiếc HP Elitebook Workstation 8570w i7 giá 10.5tr. Hai chiếc laptop này đều nằm ở phân khúc laptop hơn 10tr. Sau khi mình nêu điểm mạnh của 2 con này, bạn ấy nói: Tại sao con XPS 13 chả làm được những gì con HP 8570w mà giá của nó lại đắt hơn? Có phải con 8570w bị hỏng hay qua sửa chữa không mà giá lại rẻ hơn? Potay! (Mình đang cố tìm lại đoạn chat của bạn này để gửi cho các bạn)
Có rất nhiều bạn nữ khi đi mua laptop cũ bên mình, có đi cùng bạn trai hoặc anh trai mưa. Các bạn trai và mình tư vấn rất nhiệt tình về công dụng, về độ bền, về đời CPU, về cấu hình, nhưng khi viết hoá đơn thì lại chốt 1 em vì em ý ĐẸP
TÓM LẠI: Ở Phần 1 gần 3000 từ này, tôi muốn dốc bầu tâm sự với các bạn rằng: Hãy là người tiêu dung thông minh, chọn cho mình sản phẩm đúng với nhu cầu và khả năng của mình, giá cao không quyết định hoàn toàn về sản phẩm. Khi nắm chắc được Phần 1, tôi tin rằng dù các bạn đi mua bất kì chiếc laptop cũ hay mới, nhân viên kinh doanh nào đó có tư vấn sai cho các bạn ( thường tư vấn những chiếc giá cao hơn), thì các bạn sẽ nhận ra.
Nếu sau khi đọc Phần 1, các bạn vẫn mông lung, vẫn chưa chốt được chiếc laptop cho mình, hãy Chat, gửi Email hay Alo cho tôi, tôi thường xuyên trực Hotline, tôi sẽ lại một lần nữa dốc hết ruột gan ra để tư vấn cho các bạn!
Tôi khẳng định với các bạn, các bạn đã trải qua Phần 1 đau đầu, lăn tăn, luẩn quẩn. Phần 2 sẽ đơn giản hơn, chỉ thuần về kĩ thuật và có phần hên xui một chút.
Sau khi chọn được 1-2 model Laptop sẽ mua, theo tôi, các bạn nên alo cho chúng tôi để hỏi xem có còn hàng hay không, hình thức ra sao. Nếu còn, oki qua luôn, vì hàng cũ thì số lượng hạn chế, qua chậm hết hàng! Và phần này tôi viết cho các bạn đi chọn mua laptop cũ, còn các bạn mua laptop mới thì cứ thế trả tiền mang về dùng thôi.
Tổng quan quá trình kiểm tra như sau: Hãy kiểm tra bên ngoài, màn hình, bàn phím trước. Sau đó sẽ kiểm tra các chức năng bên trong như Ổ cứng, cấu hình, các cổng kết nối, loa,
Đầu tiên, hãy chọn cho mình một địa chỉ laptop cũ uy tín, lâu đời.
Tôi dùng từ uy tín ở đây dưới một số góc độ sau:
Thông tin sản phẩm rõ ràng, cấu hình và giá không mập mờ. Có niêm yết các thông tin về mua bán, bảo hành, vận chuyển và bảo mật thông tin khách hàng
Có tuổi đời lâu, mặc dù biết không phải cứ hoạt động lâu là sẽ uy tín, nhưng đây cũng là một tiêu chí đánh giá
Có hệ thống website, fanpage rõ ràng, mọi thông tin bên lề sản phẩm cũng được cập nhật cụ thể, rõ ràng cho khách hàng
Tôi nói thêm quan điểm của tôi về GIÁ khi các bạn tìm 1 sản phẩm laptop cũ hiện nay như sau: Với hàng mới, được bảo hành của hàng, thì các bạn cứ tìm siêu thị hoặc cửa hàng nào bán rẻ nhất, nhiều khuyến mãi nhất mà mua. Nhưng nhớ là sản phẩm đó phải là sản phẩmMỚI, CHÍNH HÃNG, BẢO HÀNH CỦA HÃNG TẠI VIỆT NAM. Với hàng cũ, các bạn hãy chọn nơi nào giá vừa phải,ĐỪNG CHỌN NƠI THẤP NHẤT(trừ khi họ đang sale hoặc thông báo rõ vì sao giá rẻ). Và quà tặng thì các bạn cũng chỉ cần những phụ kiện cần để sử dụng laptop như cặp hay balo, chuột, lót chuột, bộ vệ sinh. Có một số cửa hàng đưa ra thông tin quà tặng trị giá 600k hay 800k. Vậy giá sẽ như thế nào?
Chi phí của một chiếc Laptop, sẽ gồm chi phí của máy, chi phí bảo hành và quà tặng. Trung bình thì mỗi tháng khoảng 50k tiền bảo hành. Laptop Mỹ đang có chính sách bảo hành 12 tháng, sắp tới có thể sẽ để cho các bạn có tuỳ chọn bảo hành 6 tháng.
Bạn đã biết rõ các phương pháp kiểm tra khi mua laptop cũ, tuy nhiên ngay cả các chuyên gia lâu năm về laptop cũng không thể đảm bảo một chiếc laptop cũ hoàn toàn không có lỗi được.
Vì vậy điều quan trọng nhất khi mua laptop cũ là phải tìm một địa chỉ uy tín đáng tin cậy. Các địa chỉ bán laptop cũ uy tín thường có dịch vụ sau bán hàng rất tốt như bảo hành, hỗ trợ cài phần mềm, vệ sinh máy định kì. Đây là lời cam kết với khách hàng cho sản phẩm của mình. Do vậy bạn tuyệt đối không nên ham rẻ để mua hàng ở những cửa hàng không có bảo hành. Một khi chiếc laptop của bạn có vấn đề thì bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn để thay thế hoặc sửa chữa nó.
1: Đầu tiên, hãy kiểm tra tổng quan bên ngoài laptop:
Hãy cầm chiếc máy lên, và dặn lòng nhớ rằng mình đang đi mua LAPTOP CŨ. Laptop cũ sẽ có những vết trầy xước, đơn giản ở khâu vận chuyển thôi đã xước rồi, ko cần người dùng trước dùng như thế nào. Thế nên các bạn hãy xem vấn đề ngoại hình nhẹ đi 1 chút, đi sâu kiểm tra bên trong.
Trước tiên bạn nên kiểm tra tổng quan phần vỏ máy không có vết nứt vỡ, màn hình không cong vênh, khớp nối màn hình và thân máy phải chắc chắn, không bị lỏng. Các bạn có thể lắc, xách laptop lên phải cảm thấy các bộ phận phải liên kết chặt chẽ với nhau, không có tiếng cọc cạch. Ngoài ra bạn cần xem chốt pin nữa đề phòng trường hợp người dùng cũ đã tháo lắp pin quá nhiều lần.
Tuy nhiên một chiếc laptop có ngoại hình mới hoặc gần như mới chưa hẳn đã đảm bảo được chất lượng bên trong của máy. Bạn cần phải kiểm tra từng bộ phận với sự hỗ trợ của các phần mềm test.
2. Kiểm tra cấu hình laptop:
Tốt nhất, các bạn hãy nhớ kiểm tra cấu hình máy trước, xem có đúng với con mình cần mua không. Các bạn có thể nhờ nhân viên mở phần cấu hình trên máy cho các bạn kiểm tra, hoặc các bạn có thể tự kiểm tra như sau:
Đầu tiên bạn cần mở hộp thoại RUN bằng cách: Tổ hợp phím tắt Windows + R, hoặc gõ vào ô Search tại nút Start run.
Khi cửa sổ RUN hiện ra bạn điền DXDIAG rồi ấn Enter. Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ xuất hiện và bạn có thể kiểm tra các thông tin phần cứng, hệ điều hành của máy tính.
Tab System hiện ra đầu cho bạn thông tin bao gồm CPU loại gì xung nhịp, dung lượng RAM, hệ điều hành, hãng, tên máy,
Tab Display cho bạn thông tin Card màn hình của máy, Card màn hình rời hay Card Onboard. Thông tin này rất quan trọng đối với những bạn sử dụng chương trình hoặc game đồ họa cao.
Tab sound cho bạn thông tin về loa của máy, tab input cho bạn thông tin các thiết bị như chuột, bàn phím,...
Ngoài ra bạn nên download phần mềm CPU-Z tại đây để kiểm tra cấu hình laptop một cách chi tiết hơn:
http://download.cpuid.com/cpu-z/cpu-z_1.82-en.exe
Xem thêm
=> Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm CPU-Z
3. Kiểm tra màn hình laptop:
Màn hình ở điều kiện hoàn hảo, là trắng sang, hiện đúng màu, không điểm chết, không hở sáng. Nhưng, thực tế màn hình chịu tác động rất nhiều của người dùng, việc có 1-3 điểm chết, tức là điểm chấm nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì cả, các bạn vẫn dùng bình thường. Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về màn hình tại đây:
Các loại màn hình máy tính
Khi kiểm tra màn hình, bạn nên nhờ người bán lau sạch màn hình. Kiểm tra bằng mắt thường xem màn hình có vết xước nào không, có điểm chết không. Sử dụng hình nền tối và nghiêng màn hình và kiểm tra các cạnh màn hình có bị hở sáng hay không.
Tiếp theo bạn download phần mềm Dead Pixel Locator tại đây:
http://www.astris.com/dpl/tft.exe
Bạn chạy phần mềm, chuyển các màu sắc khác nhau và nhìn kĩ xem màn hình có điểm chết hay không. Hãy lưu ý có một số điểm chết nằm ở cạnh màn hình bạn phải để ý mới phát hiện ra.
4. Kiểm tra bàn phím và chuột cảm ứng (Touchpad):
Nhấn thử và vuốt nhẹ các nút trên bàn phím để đảm bảo các phím không bị rơ (do dùng quá nhiều). Bạn cũng nên download phần mềm Passmark KeyboardTest tại đây:
https://www.passmark.com/ftp/keytest.exe
Sau khi chạy phần mềm bạn nhấn hết tất cả các phím, nếu phím nào chuyển sang màu xanh là đang hoạt động tốt. Và ngược lại nếu phím nào nhấn nhưng không chuyển sang màu xanh hoặc phải nhấn nhiều lần chứng tỏ phím đó đã bị liệt.
Chú ý: Chỉ kiểm tra các phím có trên bàn phím của chiếc laptop thôi bạn nhé
5. Kiểm tra ổ cứng laptop:
Bạn có thể download phần mềm tại đây:
https://www.hdsentinel.com/beta5/hdsentinel_pro_setup_5019b-ddwe.zip
Khi bạn khởi động phần mềm, mục Health có chỉ số % càng cao thì ổ cứng càng tốt (Excellent hoặc Good là ổ cứng đang sử dụng tốt), nếu có cảnh báo Fail hoặc Critical tức là ổ cứng đã bị lỗi.
Với ổ cứng, khá khó để bắt bệnh chính xác, ngay cả khi bạn sử dụng phần mềm. Các bạn hãy vừa dựa vào phần mềm của các công ty trên thế giới, vừa dựa vào cảm quan khi sử dụng. Ổ dùng tốc độ tốt, mượt là được
6: Kiểm tra loa, micro và webcam:
Để kiểm tra 3 thiết bị này bạn vào:
https://www.onlinemictest.com/
Sau đó bạn vào mục TOOLS và chọn thiết bị muốn test. Đối với dòng máy có 2 loa bạn phải kiểm tra cả hai xem bị rè hoặc một bên bị hỏng không. Với dòng HP, loa thường chỉ có 1 loa, loa nhỏ hơn so với Dell. Nếu các bạn cảm thấy loa nhỏ dù đã bật max voulume, hãy hỏi người bán hàng.
Với webcam, đôi khi việc cài đặt thiếu driver sẽ không thể kiểm tra. Một lần nữa, nếu không sử dụng được webcam, hãy hỏi nhân viên tư vấn cho bạn.
7. Kiểm tra các cổng kết nối:
Bạn nên mang theo cáp và một chiếc USB để cắm thử các cổng kết nối (cổng USB, cổng HDMI, VGA, CD) xem chúng còn hoạt động tốt hay không. Hãy xem xét cổng USB 3.0, có thể thiếu driver nên chưa nhận, kiểm tra kĩ để tránh kết tội nhầm các bạn nhé
Với ổ đĩa quang, hiện nay không còn nhiều người có nhu cầu sử dụng nữa, nhưng nếu laptop có ổ DVD, các bạn hãy cứ kiểm tra. Bạn nên cho đĩa CD và DVD vào đọc thử xem ổ đĩa quang của laptop còn hoạt động tốt với cả hai loại hay không.
Với dòng Laptop Latitude, ổ đĩa quang gần như không có ốc bắt vít vào máy, nên khi đọc đĩa thì nó sẽ hơi rung, đây không phải là lỗi máy
8. Kiểm tra wifi:
Bạn hãy kết nối với wifi và dùng xem video, download thử xem có ổn định hay không. Nếu cần bạn có thể kiểm tra một cách kĩ càng hơn về độ ổn định của wifi bằng cách sử dụng lệnh ping đến một trang host mạnh. Bạn coppy dòng lệnh ping www.google.com.vn t vào ô tìm kiếm tại nút start. Nếu bộ phát wifi phát sóng ổn định, một chiếc laptop có wifi ổn định thì chỉ số time đều đặn.
Về pin laptop, khả năng bị chai là thường trực, đến siêu phẩm của Apple thì pin vẫn chai mà, nên các bạn đừng căn ke quá về vấn đề pin. Hãy sống chung với việc 1 thời gian pin sẽ chai, giống như việc rồi các bạn sẽ già.
Khi tháo pin ra bạn nhìn xem pin có bị phồng hay biến dạng hay không. Tiếp theo đó bạn download phần mềm BatteryMon tại đây:
Sau khi cài đặt bạn mở phần mềm, chọn Info / Battery information. Ở đây có 2 thông số cần lưu ý: Design Capacity là
9. Kiểm tra pin Laptop:
Về pin laptop, khả năng bị chai là thường trực, đến siêu phẩm của Apple thì pin vẫn chai mà, nên các bạn đừng căn ke quá về vấn đề pin. Hãy sống chung với việc 1 thời gian pin sẽ chai, giống như việc rồi các bạn sẽ già.
Khi tháo pin ra bạn nhìn xem pin có bị phồng hay biến dạng hay không. Tiếp theo đó bạn download phần mềm BatteryMon tại đây:
Sau khi cài đặt bạn mở phần mềm, chọn Info / Battery information. Ở đây có 2 thông số cần lưu ý: Design Capacity là dung lượng pin khi xuất xưởng còn Full Charge Capacity là dung lượng hiện tại của pin có thể sạc đầy. Full Charge Capacity càng lớn gần bằng với Design Capacity thì pin càng tốt.
Ví dụ: design capacity là 4000mAh, còn full charge capacity là 3600mAh tức là quả pin đó khi sạc đầy có dung lượng bằng 90% so với khi xuất xưởng.
10. Chốt mua
Sau khi kiểm tra tất cả các bộ phận, tổng quan về máy xong, các bạn hãy chốt cho mình một con máy hợp ý nhất. Tôi sẽ list 1 số vấn đề các bạn có thể bỏ qua hoặc đánh giá nhẹ những lỗi nhỏ này
- Máy hơi trầy, hình thức không quá long lanh
- Pin có độ chai nhỏ hơn 30%. Thực tế pin laptop hiện nay các bạn nên cắm sạc thường xuyên, nên việc pin còn trên 70% là đã ổn rồi
- Màn hình có 1 vài điểm nhạt màu, điểm chết. Vấn đề này là khá phổ biến ở những con máy cũ, các bạn không cần quá căn ke
- Ổ cứng sức khoẻ tương đối trên 80-90%: ổ cứng dùng nhiều sẽ bị bad, mặc dù thời gian bad sẽ lâu hơn việc pin bị chai
TỔNG KẾT
Nhìn lại, bài viết đã hơn 5000 từ rồi, đây là bài viết tôi thực sự tâm huyết, mong muốn chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong ngành laptop cũ. Mong muốn của tôi qua bài này là giúp các bạn hiểu được về cách chọn chiếc laptop phù hợp với bạn, và kiểm tra được tình trạng máy trước khi mua laptop cũ. Sau bài viết này, tôi sẽ liên tục cập nhật và bổ sung những kinh nghiệm và kiến thức về laptop, máy tính, với mong muốn xây dựng một cộng đồng khách hàng của Laptop Mỹ vững mạnh, có đủ kiến thức, đủ thông thái để chọn cho mình một chiếc laptop phù hợp.
Mọi góp ý bổ sung và góp ý vềkinh nghiệm mua Laptop cũ, các bạn hãy liên hệ hay gửi mail cho chúng tôi. Rất mong nhận được góp ý của các bạn!