Doanh nghiệp thương mại là gì?
by Tân Thành Thịnh
4/5 (2 votes)
Ngày nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau như là doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng và nghiệp vụ riêng, từ đó công việc kế toán doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cũng khác nhau. Hãy cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp này nhé.
Vậy doanh nghiệp thương mại là gì? Doanh nghiệp sản xuất là gì? Các phân biệt và nhận biết doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại giống, khác nhau ở điểm nào. Cùng Tân Thành Thịnh giải đáp chi tiết tại ngay bài viết dưới đây nhé.
Doanh nghiệp thương mại
1. Doanh nghiệp thương mại là gì?
Trước khi tìm hiểu về doanh nghiệp thương mại thì chúng ta cùng phân tích về 2 khái niệm về doanh nghiệp là gì và thương mại là gì nhé.
a) Doanh nghiệp là gì?
Theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định và được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật để hợp thức hóa và được pháp hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp và các loại hình kinh doanh khác nhau nhưng đều có mục đích chung là thực hiện quá trình kinh doanh một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi.
Vì thế doanh nghiệp hay còn được gọi là tổ chức kinh tế vi lợi vì rằng thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Vì thế doanh nghiệp hay còn được gọi là tổ chức kinh tế vi lợi vì rằng thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
b) Thương mại là gì?
Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường bằng các hành vị như mua bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ thương mại hoặc các hoạt động xúc tiến thương mại để nhằm mục đích sinh lợi, mang lại lợi nhuận.
Hoạt động thương mại có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, giúp lưu thông, thúc đẩy sự phát triển hàng hóa trên thị trường, tạo lập thói quen người tiêu dùng, là cầu nối giữa sản xuất và người sử dụng
Vậy mô hình doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp được thành lập chuyên về việc cung cấp các hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức mua bán hàng hóa nhằm mang lại lợi nhuận. Hoạt động thương mại chủ yếu phân thành 3 loại: mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
Doanh nghiệp thương mại là loại hình được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về loại hàng hóa và hình thức hoạt động để đảm bảo các hoạt động kinh doanh và phát triển.
1.1 Các loại hình doanh nghiệp thương mại chính
Có 5 loại hình doanh nghiệp thương mại hiện nay là:
- Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa: Là các doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh một loại hàng hóa cụ thể có cùng công dụng trong đời sống và sản xuất cụ thể.
- Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: Là doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hóa có đặc điểm và tính chất khác nhau trong cùng một thời điểm.
- Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa: Các doanh nghiệp kinh doanh cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động thương mại.
- Các doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước.
- Các doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức thông thường
1.2 Đặc điểm doanh nghiệp thương mại
Đặc điểm giúp bạn nhận diện được mô hình doanh nghiệp thương mại ngày nay:
- Doanh nghiệp thương mại là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng. Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường từ đó đưa ra các phương án đáp ứng yêu cầu đó.
- Doanh nghiệp thương mại là các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Doanh nghiệp thương mại còn làm nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và khách hàng, tạo nên 01 dây chuyền hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả.
- Doanh nghiệp thương mại còn là mô hình kinh doanh đem lại hiệu quả cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.
1.3 Kế toán doanh nghiệp thương mại làm gì?
Mỗi mô hình dịch vụ sẽ có những nghiệp vụ riêng đòi hỏi kế toán viên phải nắm vững để mang đến hiệu quả trong công việc và hạn chế được các rủi ro cho doanh nghiệp ngày nay. Và mô hình doanh nghiệp thương mại cũng không ngoại lệ.
Các bạn có thể tham khảo thêm các gói dịch vụ kế toán thuế tại TPHCM, Công ty Tân Thành Thịnh cung cấp uy tín và chuyên nghiệp
Sau đây là các công việc của kế toán doanh nghiệp thương mại cần thực hiện là:
Các bạn có thể tham khảo thêm các gói dịch vụ kế toán thuế tại TPHCM, Công ty Tân Thành Thịnh cung cấp uy tín và chuyên nghiệp
Sau đây là các công việc của kế toán doanh nghiệp thương mại cần thực hiện là:
a) Công việc hàng ngày
- Kiểm tra và hoạch toán hóa đơn mua hàng. Cập nhật kê khai trên phần mềm kế toán.
- Theo dõi xuất nhập kho hàng hóa. Lập phiếu xuất nhập kho (nếu có)
- Lập hóa đơn bán hàng cho khách hàng (nếu có)
- Lập phiếu thu, chi, bảng kê với các hoạt động mua bán hàng hóa hằng ngày.
- Theo dõi công nợ chi tiết với nhà cung cấp và khách hàng.
b) Công việc hàng tháng, quý
- Lập các báo cáo hàng hóa cho doanh nghiệp theo tháng và theo quý để cập nhật tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lập báo cáo thuế theo tháng và quý. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.
- Lập báo cáo tài chính và lập quyết toán thuế TNDN và TNCN cho doanh nghiệp.
c) Công việc cuối năm
- Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế cuối năm cho doanh nghiệp.
- Rà soát, kiểm tra lại các sổ sách về hàng hóa sau đó hoàn thành các báo cáo cho doanh nghiệp: báo cáo tổng hợp tồn kho hàng hoá, công cụ dụng cụ.
- In đầy đủ các sổ sách kế toán: sổ cái, sổ chi tiết.
- Sắp xếp lại hồ sơ, phân loại và cho vào từng hộp để bảo quản và sử dụng khi cần.
1.4 Vai trò doanh nghiệp thương mại hiện nay
- Doanh nghiệp thương mại có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Bởi liên quan trực tiếp với các mối quan hệ lớn trong xã hội giữa cung và cầu và cả các loại chi phí sản xuất.
- Vừa là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng. Điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các ngành nghề kinh tế - đời sống hàng ngày.
- Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới.
- Doanh nghiệp thương mại thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã làm tốt việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao mức hưởng thụ của người dân.
- Và khi mức sống của người dân được tăng lên thì vai trò của doanh nghiệp thương mại càng quan trọng.
- Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đưa hàng hóa trong nước ra nước ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật.
- Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp và công ty thương mại mà bạn có thể lựa chọn thành lập bao gồm: Công ty TNHH TM MTV, Công ty TNHH TM 2TV, Công ty Cổ Phần Thương Mại, Công ty Thương Mại và Dịch Vụ - TMDV.
>> Các bạn xem thêm các loại chi phí doanh nghiệp thương mại
2. Doanh nghiệp sản xuất là gì?
Doanh nghiệp sảm xuất là một loại hình doanh nghiệp được thành lập chuyên về việc sản xuất và tạo ra các sản phẩm đem cung cấp, trao đổi trong thương mại, đáp ứng nhu cầu sư dụng và tiêu dùng của con người.
2.1 Nguồn lực của doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất sử dụng các nguồn lực cần thiết như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động để tạo ra thành phẩm chất lượng và đạt tiêu chuẩn cao, trong đó:
a) Sức lao động:
Là khả năng của lao động, là việc sử dụng thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao động để tạo ra những kết quả nhất định.
b) Đối tượng lao động:
Là những nguyên vật liệu, sản phẩm của tự nhiên mà con người sử dụng sức lao để để tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình.
Đối tượng lao động có hai loại: có sẵn trong tự nhiên và đã qua chế biến có sự tác động của lao động trước đó.
Đối tượng lao động có hai loại: có sẵn trong tự nhiên và đã qua chế biến có sự tác động của lao động trước đó.
c) Tư liệu lao động:
Là những sản phẩm trung giam làm nhiệm vụ thực thi các yêu cầu của con người lên đối tượng lao động để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh.
Tư liệu lao động trong sản xuất có 2 loại là: công cụ lao động như máy móc, thiết bị sản xuất và bộ phận gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, phương tiện vận chuyển. trong đó, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Tư liệu lao động trong sản xuất có 2 loại là: công cụ lao động như máy móc, thiết bị sản xuất và bộ phận gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, phương tiện vận chuyển. trong đó, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
2.2 Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất
- Là đơn vị trực tiếp đưa ra kế hoạch sản xuất cũng như chiến lược phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cung cầu của thị trường.
- Doanh nghiệp sản xuất là quy trình một chuỗi kết hợp các hoạt động từ cung cấp nguyên liệu, sử dụng nhân công, đầu tư trang thiết bị để tạo nên những thành phẩm tốt nhất nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu của thị trường.
- Doanh nghiệp sản xuất tốn rất nhiều chi phí sản xuất ban đầu, đặc biệt là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa như: chi phí nhân công, chi phí mua vật liệu sản phẩm, chi phí thuê nhân sự vận hành máy móc.
- Doanh nghiệp sản phẩm định giá thành các sản phẩm sản xuất ra. Giá thành sản phẩm là tổng thể các chi phí tạo nên tạo ra một số lượng hàng hóa nhất định trong quỹ thời gian nhất định.
2.3 Quy trình quản lý doanh nghiệp sản xuất
Quy trình sản xuất là một quá trình tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất để có thể sử dụng được cho nhu cầu của con người. Trong đó doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò hoàn thiện và đảm bảo chất lượngcác sản phẩm này để cung cấp cho người tiêu dùng.
Quy trình sản xuất là một quá trình khép kín từ việc lựa chọn đối tượng lao động cho đến thành phẩm. Mỗi giai đoạn hỗ trợ nhau để tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt nhất.
a) Các loại quy trình sản xuất
Có 2 loại quy trình sản xuất thông dụng hiện nay, tùy vào từng loại hàng hóa mà lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp để đảm bảo chất lượng.
- Sản xuất tập trung vào sản phẩm: chỉ tốt khi sản xuất hàng hóa có số lượng ít và đã được chuẩn hóa.
- Sản xuất tập trung vào quy trình: sản xuất nhiều loại hàng hóa có số lượng vừa và nhỏ.
b) Quy trình quản lý doanh nghiệp sản xuất
Một hoạt động sản xuất, một nhà máy được vận hành ổn định và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra thì đòi hỏi phải có sự quản lý và tham mưu của tất cả mọi bộ phận trong doanh nghiệp. Quy trình quản lý doanh nghiệp sản xuất trải qua 7 bước sau:
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch sản xuất từ các ý tưởng cũng như thông tin tiếp cận khách hàng từ bộ phận kinh doanh và nghiên cứu thị trường.
- Bước 2: Tiến hành dự trù nguyên liệu sản xuất để phục vụ và đáp ứng kế hoạch sản xuất để đảm bảo phụ vụ tốt nhất cho nhu cầu sản xuất và tiến độ tạo ra sản phẩm.
- Bước 3: Tiến hành tính tổng số lượng máy móc sử dụng cho kế hoạch sản xuất trên, bảo dưỡng, sữa chữa máy móc trước khi sản xuất và đồng thời phải tính được thời gian, công suất tối đa của máy móc để xây dựng kế hoạch bảo dưỡng trong quá trình sản xuất để đảm bảo hoạt động tốt nhất.
- Bước 4: Lập phiếu đề nghị mua nguyên liệu, vận tư kỹ thuật hỗ trợ cho kế hoạch sản xuất.
- Bước 5: Lập lệnh sản xuất và phân chia từng công đoạn trong nhà máy một cách cụ thể để tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm.
- Bước 6: Theo dõi tiến độ, thống kê sản xuất chi tiết theo các kế hoạch sản xuất. Hỗ trợ các bộ phận liên quan trong quá trình sản xuất.
- Bước 7: Phối kết hợp, kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm hoàn thành.
2.3 Kế toán doanh nghiệp sản xuất làm công việc gì?
Công việc kế toán của doanh nghiệp sản xuất ngoài thực hiện các nghiệp vụ kế toán thì cần phải phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện các công việc liên quan, hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động sản xuất.
Sau đây là công việc, trách nhiệm của một kế toán trong doanh nghiệp sản xuất:
Sau đây là công việc, trách nhiệm của một kế toán trong doanh nghiệp sản xuất:
a) Nhiệm vụ kế toán
- Theo dõi việc nhập xuất nguyên liệu, công nợ với nhà cung cấp.
- Theo dõi phản ánh, hoạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại nhà máy. Phát sinh ngày nào cập nhật ngày đó tránh để sai xót.
- Theo dõi hàng hóa trong quá trình sản xuất.
- Tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán để định giá bán và hạch toán.
- Mở sổ theo dõi tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định. Mở sổ theo dõi công cụ, dụng cụ trong sản xuất.
- Tập hợp, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán một cách chính xác, minh bạch giúp doanh nghiệp dễ dàng truy xuất dữ liệu khi cần.
- Đại diện doanh nghiệp làm việc với nhà nước về các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ.
b) Nhiệm vụ quản lý kho
- Lập phiếu xuất vật tư để thủ kho và phụ kho xuất vật tư phục vụ sản xuất hàng ngày.
- Thực hiện theo dõi, hướng dẫn và sắp xếp kho một cách khoa học từ thành phẩm đến nguyên liệu.
- Kiểm soát việc nhập, xuất nguyên vật liệu, hàng hóa.
- Kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tồn kho thực tế của vật tư và thành phần phẩm so với sổ sách. Nắm được số liệu tồn kho để hỗ trợ cho các công việc khác.
- Xây dựng quy trình quản lý kho, đào tạo nhân viên.
- Làm việc cùng với các phòng quản lý sản xuất kiểm kê vật tư, sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản.
c) Nhiệm vụ quản lý nhân viên và hỗ trợ phòng ban khác
- Quản lý, điều hành các bộ phận kho.
- Hướng dẫn, phân công công việc hợp lý cho thủ kho và phụ kho.
- Đào tạo nhân viên quản lý kho các nghiệp vụ chuyên môn để hỗ trợ cho công việc.
- Kết hợp với các phòng ban giải quyết công việc.
- Đảm bảo việc cung cấp mọi số liệu liên quan đến tồn kho về nguyên liệu, sản phẩm. cũng như giá thành để hỗ trợ cho các bộ phận khác.
- Xác nhận và hạch toán bảng lương của khối sản xuất.
d) Lập báo cáo của doanh nghiệp sản xuất
- Lập các báo cáo hàng hóa, doanh thu cho doanh nghiệp theo tháng và theo quý để cập nhật tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lập báo cáo chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, tồn kho để nắm được các hoạt động sản xuất theo tháng, quý.
- Lập báo cáo công nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp
- Lập báo cáo giá thành sản phẩm sau khi sản xuất để hỗ trợ bộ phận kinh doanh
- Lập báo cáo thuế theo tháng và quý.
- Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.
- Lập báo cáo tài chính và lập quyết toán thuế TNDN và TNCN cho doanh nghiệp.
- Rà soát, kiểm tra lại các sổ sách về hàng hóa sau đó hoàn thành các báo cáo cho doanh nghiệp: báo cáo tổng hợp tồn kho hàng hoá, công cụ dụng cụ.
- In đầy đủ các sổ sách kế toán: sổ cái, sổ chi tiết.
- Sắp xếp lại hồ sơ, phân loại và cho vào từng hộp để bảo quản và sử dụng khi cần.
3. Điểm giống và khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại
Mỗi một mô hình doanh nghiệp sẽ có những đặc trưng khác nhau. Sau đây là các điểm giống và khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại giúp bạn dễ dàng nhận diện chính xác, nhanh chóng:
3.1 Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại
Điểm giống nhau giữa 2 mô hình kinh doanh đặc biệt này là:- Cả2 mô hình doanh nghiệp này đều có tư cách pháp nhân và hoạt động đăng ký kinh doanh đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Có người đại diện pháp luật, có cơ cấu, tổ chức và quyền hạn, nghĩa vụ đầy đủ, cụ thể của các thành viên. Quy trình làm việc chuẩn mực, theo quy định.
- Cả 2 mô hình doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại đều hướng tới mục đích chung là phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mang lại sự phát triển chung cho doanh nghiệp.
3.2 Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại
Sau đây là các điểm khác biệt giữa 2 mô hình doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại giúp bạn dễ dàng phân biệt một cách đơn giản:
a) Yếu tố đầu vào
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì các yếu tố đầu vào là yếu tố hữu hình, có tính chất dự trữ được như: sản phẩm, nguyên liệu, máy móc, vật tư, công nghệ sản xuất, quy trình sản xuấtNgược lại đối với doanh nghiệp thương mại thì yếu tố đầu vào là vô hình, không dự trữ được.
b) Yếu tố đầu ra
Doanh nghiệp sản xuất có yếu tố đầu ra ổn định, có thể áp dụng những tiêu chuẩn kiểm duyệt đầy đủ còn doanh nghiệp thương mại không có tính chất ổn định trên dịch vụ.
c) Thời điểm tiêu dùng
Thời điểm tiêu dùng của doanh nghiệp sản xuất tách biệt hoàn toàn giữa khâu sản xuất và thành phẩm, ngược lại đối với doanh nghiệp thương mại thì thời điểm tiêu dùng đồng thời.
d) Tiêu chí đánh giá về chất lượng
Mọi tiêu chí đánh giá về chất lượng của sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đều dễ dàng hơn bởi tất cả đều hữu hình, bạn có thể đo lường và kiểm chứng được. Công ty sản xuất hoàn toàn có thể đơn giản đánh giá về giá trị.
Còn các tiêu chí đánh giá chất lượng doanh nghiệp thương mại rất khó xác định.
Còn các tiêu chí đánh giá chất lượng doanh nghiệp thương mại rất khó xác định.
e) Đánh giá trả công
Công ty sản xuất trả công trực tiếp trên đơn vị sản phẩm, doanh nghiệp thương Mại trả công gián tiếp qua từng sản phẩm và rất khó để thực hiện.
f) Đo lượng năng suất, hiệu suất
Vì tính chất hữu hình nên doanh nghiệp sản xuất dễ dàng đo lường hiệu suất, năng suất, kết quả làm việc, còn doanh nghiệp thương mại rất khó để đo lường, đôi khi bạn chăm sóc một khách hàng để bán được hàng cần cả một thời gian rất dài để tạo niềm tin. Năng suất trong khoảng thời gian đó rất khó xác định.
g) Quan hệ với khách hàng
Doanh nghiệp sản xuất quan hệ với người tiêu dùng gián tiếp, thông qua các doanh nghiệp thương mại thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất mới tiếp cận đến tận tay khách hàng. Và doanh nghiệp thương mại dịch vụ mối liên quan trực tiếp với người tiêu dùng.
h) Chức năng và vai trò của 2 mô hình doanh nghiệp
Mỗi loại hình doanh nghiệp có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Doanh nghiệp sản xuất chỉ chuyên về việc sản xuất và chế biến các loại hàng hóa và các doanh nghệp thương mại chỉ làm hoạt động mua bán và kinh doanh các loại hoạt động đó.
Nhưng dù cho vai trò và chức năng khác nhau nhưng cả 2 mô hình này để bổ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển, mang đến những giá trị, lợi ích tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường hiện nay.
Với những thông tin mà Tân Thành Thịnh chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về mô hình doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại cũng như phân biệt được từng mô hình cụ thể.
>> Các bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần được tư vấn vui lòng liên hệ0909 54 8888
Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0909 54 8888 để được tư vấn cụ thể và trực tiếp nhé. Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm thực tế từ nhiều ngành nghề khác nhau, Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
Nhưng dù cho vai trò và chức năng khác nhau nhưng cả 2 mô hình này để bổ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển, mang đến những giá trị, lợi ích tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường hiện nay.
Với những thông tin mà Tân Thành Thịnh chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về mô hình doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại cũng như phân biệt được từng mô hình cụ thể.
>> Các bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần được tư vấn vui lòng liên hệ0909 54 8888
Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0909 54 8888 để được tư vấn cụ thể và trực tiếp nhé. Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm thực tế từ nhiều ngành nghề khác nhau, Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
- Email:
Đăng ký nhận báo giá