/*! Ads Here */

Bạch Thầy nghĩa là gì

Thuật ngữ trong Phật giáo

Thơm Ngát Hương Lan
9 years ago
X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

Tâm Giác
Cập nhật 16/02/2020
Con may mắn học được một số thuật ngữ Phật giáo nên viết ra đây để chia sẻ cùng mọi người. Có gì sai sót xin các vị Thiện tri thức chỉ bảo ạ!

  1. A Di Đà Phật: Từ này được dùng thay cho từ Vâng ạ, Dạ, Con đồng ý, con đã hiểu, vv.. Ngoài ra còn là một câu để chào nhau của người Phật tử, gặp nhau chắp tay xá nhau và nói A Di Đà Phật (Xin chào bạn)
    2. Bạch Thầy: Dạ thưa Thầy
    3. Thỉnh Thầy: Xin mời Thầy làm một việc gì đó.
    4. Bố thí: Khi xin các Sư Thầy trong chùa một điều gì ta nói là Bố thí. Ví dụ khi được ăn cùng một người tu hành, có thể nói: Bạch Thầy bố thí cho con xin miếng cơm.
    5. A Di Đà Phật, bạch Thầy bố thí con về chùa ạ! : A Di Đà Phật là lời chào, bạch Thầy là xin thưa với Thầy điều gì đó, bố thí là xin Thầy cho phép, con về chùa là lời mình mong muốn, có người nói là bố thí cho con về chùa chấp tác, hoặc làm gì đó, vv. Lúc về nhà thì nói là bố thí cho con về nhà. Chỉ nhìn qua cách nói năng là biết được ngay người này mới lần đầu về chùa hay đã về chùa nhiều lần. Tuy nhiên cũng có nhiều người về chùa nhiều xong vẫn không biết những điều này. Bố thí là lời nói khiêm cung
    6. Chấp tác: Làm việc Phật sự trong chùa như nấu cơm, dọn dẹp, những công việc mà nhà chùa giao cho.
    7. Ăn mày: cũng có nghĩa là xin một điều gì đó, thể hiện sự khiêm tốn trong nhà Phật, ví dụ: Bạch thầy cho con ăn mày công đức.
    8. Nhà tổ: Nhà thờ các tổ trong Phật giáo, là người có công lớn trong việc phát triển và hoằng dương Phật giáo. Thường các chùa miền Bắc thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, bên Thiền tự thờ cả vua Trần Nhân Tông và một vài vị nữa.
    9. Nhà Tam Bảo (Chính điện): Tam Bảo là 3 ngôi báu Phật Pháp Tăng. Là khu nhà chính trong ngôi chùa, thờ nhiều tượng, hộ pháp, vv.
    10. Nhà Mẫu: thờ Mẫu
    11. Sư Thầy: về hình tướng trước hết là phải cạo tóc, mặc áo nâu đã. Nhiều người về chùa hay bị lầm tưởng cứ thấy người mặc áo nâu, áo pháp xong vẫn để tóc là người tu hành nên chào bằng Thầy. Những người mặc áo nâu này có thể chỉ là cư sĩ tới chùa chấp tác hoặc chú tiểu ở chùa mà thôi. Cho dù họ có tham gia vào những công việc chính trong chùa thì cũng không được gọi là Thầy. Trong chùa chỉ có một Sư Thầy (là người trụ trì và có vị thế cao nhất trong chùa), những người tu hành khác (nếu chùa đông người tu hành, gọi là tu chúng) thì những người kia tuy chức danh mà gọi, thường tôi thấy thì gọi là Sư Ông. Vấn đề đặt ra là người lần đầu về chùa không biết ai với ai thì nên chào thế nào? Theo tôi cứ chào là A Di Đà Phật con chào nhà chùa ạ, vừa dân giã mà lại gần gũi.
    12. Xưng tên mình là con. Vừa thể hiện sự khiêm tốn mà lại tình cảm dạt dào. Không nên dùng từ Tôi với người tu hành.
    13. Tùng lâm, thiền môn, thiền tự, già lam: đều có nghĩa là chùa
    14. Thụ trai: tức là ăn cơm không sau giờ ngọ (giờ ngọ từ 11h25 tới 13h25).
    15. Thụ nước: ăn cơm buổi chiều, tối: người tu hành thì không được ăn cơm sau ngọ, nhưng cư sĩ tới chùa vì không quen nên vẫn được ăn, xong không gọi là ăn cơm mà gọi là thụ nước. Nguồn gốc của từ này là do Đức Phật cho phép những người bị ốm bệnh và yếu thì sau giờ Ngọ được phép dùng nước ép hoa quả. Ở một số chùa buổi tối hay dùng cháo loãng hoặc ăn nhẹ cho nên còn gọi bữa tối là Dược thạch ( thuốc để chữa bệnh đói gầy)
    16. Tố tâm đường: nhà ăn cơm (ở một ngôi chùa mà tôi biết), tiếng Hán ăn chay gọi là Tố phạn, dùng thêm chữ Tâm đằng sau ý chỉ không chỉ chay tịnh về miếng ăn bên ngoài mà còn phải chay tịnh cả bên trong (tâm) nữa. Cũng có nơi khác gọi là trai đường hoặc phạn thực đường.
    17. Giới luật: Giới là những điều phải giữ, phải tránh; luật nêu rõ nếu phạm vào những điều quy định trong giới thì phải xử lý ra sao
    18. Thanh quy: (Thanh: có nghĩa là trong sạch) là những quy định trong Thiền gia (chùa) Cũng là giới luật xong được phát triển và bổ sung bên Trung Quốc. Hồi đó có ngài Bách Trượng, tên thật là Hoài Hải, nhưng vì do kính ngưỡng đạo hạnh của Người nên người đời không dám xưng danh Người ra mà lấy tên ngọn núi Người tu hành cao 100 trượng nên gọi tên Người là Bách Trượng. Cuốn Bách Trượng Thanh Quy quy định tất cả những giới luật mà các tùng lâm phải tuân theo. Cuốn này bán nhiều trong miền Nam, nhưng bên Thiền Viện Sùng Phúc (Hà nội) cũng có bán nhiều.
    19. Trì giới: tức giữ giới, không phạm giới
    20. Trì Trai: tôi không rõ lắm. Chắc là việc giữ giới không ăn quá giờ ngọ.
    21. Cung nghinh: tức là mời một vị Tăng Ni ra trước đại chúng để bàn một việc gì đó, hoặc làm lễ hoặc giảng pháp, vv.
    22. Đại chúng: chỉ tất cả mọi người, một hội nhóm lớn. Chúng ý chỉ một nhóm người
    23. Quán Thế Âm Bồ Tát: Quán là nghe, nhưng nghe không phải là nghe âm thanh như người bình thường, mà là nghe tiếng nói trong tâm thức, nghe được tiếng vỗ của 1 bàn tay (theo lý thuyết ngoài đời thì phải 2 bàn tay vỗ vào nhau mới phát ra âm thanh, đây chính là sự khác biệt). Ngoài đời hay gọi là Quan chứ không phải Quán, cần phải thay đổi. Thế là thế gian, Âm là âm thanh (trong tâm thức, là sự đau khổ mà chúng sinh đang phải chịu)
    24. Bụt: tức là Phật: tiếng Ấn độ gọi là Buddha, Việt Nam rút gọn đi là Bụt, Trung Quốc dịch là Phật đà, dần dần thấy dài quá nên rút ngắn là Phật, nghĩa là người đã giác ngộ. Nhiều người lầm tưởng ông Bụt là râu tóc bạc phơ, có câu slogan là :Vì sao con khóc? nhưng không phải, đó chỉ là hình ảnh của ông tiên được dân gian hóa, người viết chuyện cũng chưa hiểu hết nên mới nhầm tưởng hình ảnh ông tiên với ông Bụt thực sự.
    25. Đạo Phật: Đạo là con đường thẳng, đạo khác với lộ. Lộ là con đường có nhiều ngã rẽ, ta thường gọi là quốc lộ, đại lộ. Phật là bậc đã giác ngộ, vậy Đạo Phật ý chỉ con đường thẳng để đạt được sự giác ngộ.
    26. Giác ngộ: Tôi sợ mình giải thích cũng không đi tới được chỗ rốt ráo, nên xin bỏ ngỏ chỗ này.
    27. Sơn môn: ý chỉ một ngôi chùa vốn là trung tâm phát triển một dòng tu nào đó. Ngày xưa chùa thường ở trên núi nên có từ Sơn ở đây.
    28. Giác linh: Giác là giác ngộ, linh là linh hồn, từ này thường dùng ở các đám tang một vị Tăng ni nào đó. ví dụ như Giác linh cố Hòa Thượng chẳng hạn.
    29. Mộ tháp: những vị Tăng Ni khi mất thường được mai táng và xây mộ bằng một ngôi tháp, số tầng tháp quy định thế nào tôi không rõ.
    30. Tăng Ni: Tăng là vị sư nam, Ni là vị sư nữ. có nơi gọi là Ni cô.
    31. Trụ trì: lấy từ hai chữ đầu của câu: trụ Pháp vương gia, trì Như lai tạng (phật giáo Bắc tông)
    32. Phật giáo Bắc tông (Bắc truyền, Đại thừa, Đại chúng bộ, Phật giáo phát triển): là Phật giáo khởi phát từ Ấn Độ thời Đức Phật sau đó truyền theo hướng Bắc về các nước Tây Tạng, Mông cổ, Trung Quốc, Nhật, VN.
    33. Phật giáo Nam truyền (Nam tông, Phật giáo nguyên thủy, Nam truyền thượng tọa bộ): là dòng Phật giáo truyền xuống phía Nam tới các nước Thái Lan, Srilanka, Campuchia, Lào. Dòng này cũng truyền vào miền nam nhiều, cụ thể là ở các chùa Khơ me.
    34. Phái Khất Sĩ: chỉ có ở VN, do tổ sư Minh Đăng Quang mở ra, có tư tưởng trung hòa hai phái Nam tông và Bắc tông. Phái này có bộ sách Chơn Lý (3 cuốn) nghe bảo rất hay.
    35. Xá: là một hành động cúi chào
    36. Phật Thích Ca và Phật A Di Đà: 2 vị Phật này là hoàn toàn khác nhau. Khi tôi hỏi một bạn sinh viên về dự khóa tu ở chùa xem 2 vị này có phải là một không thì câu trả lời là:Hỏi thế thì chắc phải là một. Và tôi nghĩ rằng không phải chỉ có một mình bạn đó có câu trả lời như thế.
    37. Sa-môn: chỉ những người xuất gia tu hành có nhiều công lao, người siêng năng tu hành dứt bỏ phiền não. (Nguyên nghĩa: Không phải chỉ có dùng để chỉ cho người xuất gia theo Đạo Phật mà còn có thể dùng cho một số đạo khác)
    39. Pháp khí, long tượng: Những vị tu hành có đạo hạnh cao, chứng đạo.
  2. Tăng thân: Nguyên do vua Ba Tư Nặc nhìn thấy các vị khất sĩ đi khất thực phong thái rất trang nghiêm, thanh thản và an lạc khiến cho vua có cảm giác như đang được nhìn chính dung nhan của Bụt. Từ đó hình ảnh của Tăng đoàn cũng có thể được dùng để đại diện cho Đức Phật nên có thể gọi là Tăng thân.
  3. Còn nhiều thuật ngữ lắm, các bạn có thể tìm hiểu thêm trong các cuốn như : Phật học ngũ bách vấn (500 câu hỏi về Phật học), Phật học Phổ thông tập 1 (nhưng mà luôn phải mua 3 cuốn mới bán), Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư (Cuốn này giải thích hầu hết các thuật ngữ), vv.

Advertisements

Share this:

  • KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BẢN NGUYỆN
  • 25.10.2021
  • In "Đạo Bụt"
  • Uy nghi người Phật tử (cập nhật 18/02/2016)
  • 07.01.2014
  • In "Đạo Bụt"
  • DẪN CHƯƠNG TRÌNH SỰ KIỆN PHẬT GIÁO
  • 17.08.2013
  • In "Kinh Doanh"
Categories: Đạo Bụt
Leave a Comment

Video liên quan

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

Responsive Ad

/*! Ads Here */

Billboard Ad

/*! Ads Here */