Chào bác sĩ! Bé nhà em 4 tháng tuổi. Do mẹ không đủ sữa nên em phải cho con bú thêm sữa ngoài. Xin hỏi bác sĩ, lượng sữa cho bé 4 tháng tuổi một ngày là bao nhiêu? Những lưu ý cho bé bú bình là gì? Cảm ơn bác sĩ! (Hương Lan Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Hương Lan! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Bạn Hương Lan thân mến! Sữa là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 0-12 tháng tuổi. Chính vì vậy, mẹ nên kiểm soát chặt chẽ lượng sữa con ăn mỗi ngày. Việc kiểm soát này không những để cho các bé không bị đói mà còn nhằm tránh tình trạng nhồi nhét con quá nhiều.
Trong từng thời điểm, nhu cầu sữa của bé lại khác nhau, khả năng tiêu hóa của dạ dày trẻ cũng thay đổi theo thời gian và từng loại sữa. Sữa mẹ sẽ được tiêu hóa trongthời gian 2-3 tiếng, sữa bột từ3-4 tiếng và nước lọc là từ 1-2 tiếng.
1. Lượng sữa cho bé 4 tháng tuổi một ngày là bao nhiêu?
Đây là băn khoăn của nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ. Thời kỳ này, bạn nên cho con ăn 5 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng, lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng 200 ml. Tuy nhiên không quá 1000 ml mỗi ngày và 250 ml sữa mỗi cữ ăn. Cuối tháng thứ 5 đầu tháng thứ 6, bạn có thể cho bé tập ăn dặm dần.
Lượng sữa trẻ cần ăn mỗi ngày chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bé đã từ chối không ăn nữa, bạn không nên ép con. Nếu bé vẫn còn khóc, bạn vẫn cần cho con ăn thêm.
2. Làm thế nào để xác định con đã ăn đủ no?
Nếu bé bú sữa mẹ, trong 24 tiếng bé tè 6 lần tức là con đã ăn đủ.Nếu số lần đi tiểu trong 24 tiếng ít hơn 5 lần, nó cho thấy bé đang thiếu sữa, không ăn đủ.
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ăn đủ thì phân sẽ mềm như bơ, đi ngoài 2-4 lần một ngày.
Những thay đổi trong cân nặng của trẻ cũng cho thấy bé đã ăn đủ hay chưa.Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần.Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng.
Khi cho bé bú bình cần lưu ý:
Chọn loại bình sữa phù hợp, an toàn cho bé.
Nên thay núm vú bình sữa khi bị mòn hay đổi màu.
Cần tạo nhiều sự tiếp xúc giữa bạn và bé bằng cách ẵm bé vào lòng khi bé bú bình đồng thời gọi hỏi bé bằng những âm thanh gần gũi. Điều này tạo sợi dây liên kết vô hình giữa bạn và bé.
Không cho bé bú bình khi bé đang khóc.
Chọn nơi yên tĩnh cho bé bú bình, tránh nơi có tiếng ồn, bui bặm.
Bế bé lên sao cho phần đầu ở cao hơn phần cơ thể còn lại. Đưa bình sữa cho bé bú và quan sát bé ăn.
Pha sữa đúng công thức.
Vỗ ợ hơi cho bé khi bé bú bình xong
Hi vọng với những tư vấn của chúng tôi, bạn đã có thêm những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc bé.