Theo quan niệm dân gian xưa để lại, bà đẻ ăn rau cải sẽ dẫn đến hậu sản, làm tiềm ẩn nguy cơ sẽ đi tiểu són khi về già. Nhưng thực hư của việc này ra sao? Sau sinh kiêng rau cải bao lâu? vẫn là một câu hỏi cần có sự giải đáp. Cùng blogmebimsua.com đi tìm hiểu các mẹ nhé.
Sau sinh kiêng rau cải bao lâu?
Tâm sự của chị Thanh Thanh tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ:
Tôi mới sinh con được 10 ngày, mẹ chồng bắt tôi ăn rau ngót ngày 3 bữa để tôi có sức và an toàn sau sinh. Nhưng ăn liên tục làm tôi ngán đến tận cổ. Tôi rất thèm ăn rau cải nhưng mọi người mách là phải kiêng tuyệt đối, nếu ăn các loại rau họ cải có thể khiến tôi bị tiểu són về sau. Vậy sau khi sinh tôi cần kiêng rau cải bao lâu mới được ăn?
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tư vấn:
Tâm sự của chị Thanh chắc chắn cũng là thắc mắc của đa số bà đẻ hiện nay. Nhưng theo như chúng tôi tổng hợp được thì hiện nay chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào những minh việc ăn rau cải sau sinh sẽ dẫn đến tiểu són khi về già. Thắc mắc của các mẹ vẫn sôi nổi trên các diễn đàn với nhiều quan điểm:
Một số quan điểm khác của các mẹ về vấn đề sau sinh kiêng rau cải bao lâu?
Bé nhà mình vừa tròn 5 tháng. Mình sinh mổ. Sau mổ 10 ngày mình đã ăn rau cải và thịt bò. Vậy nhưng cái vụ són tiểu thì mình ko việc gì cả. Mn đừng đổ do ăn rau cải nhé! Còn bài tập mà mn dạy ý gọi là kegel, nhưng nếu mn tập lúc đang đi tiểu thì có ngày viêm đường tiết niệu nặng đấy.
Mình sau sinh 1 tháng ăn rau cải cũng không sao mà, nên đi khám xét cẩn thận để biết vấn đề chứ không nên nghĩ là do rau cải
Hiện tượng tiểu són thường xảy ra ở người già là do cơ thắt không còn hoạt động tốt như lúc còn trẻ, do đó mà thường bị rối loạn tiểu tiện và rõ nhất là thấy tiểu són. Đây là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, do đó việc ăn kiêng hay không lúc mới sinh thì cũng khó tránh khỏi việc tiểu són khi về già. Ngược lại, việc kiêng ăn rau cải còn làm mất đi một lượng dinh dưỡng cần thiết nuôi cơ thể.
Trong rau cải có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá, cần thiết cho sức khỏe của sản phụ sau sinh như phytochemical, vitamin C, vitamin K, folate, chất xơ và flavonoid. Vitamin C. Các chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp da chắc khỏe và hệ xương khỏe mạnh.
Việc ăn rau cải không gây ra tác dụng phụ, mà ngược lại rất tốt, nhất là ăn rau cải cúc có nhiều dưỡng chất. Do đó, sau khi sinh vẫn có thể ăn rau cải bình thường nhưng không nên ăn quá nhiều. Xây dựng một thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ vitamin và khoáng chất để có sức khỏe tốt cho cả mẹ và con.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ sau sinh ăn rau gì? 11 loại rau bà đẻ nên ăn
Một vài lợi ích khác của rau cải với phụ nữ sau sinh.
- Tăng sức đề kháng, giảm dị ứng: trong rau cải có chứa một hàm lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, hệ xương, răng, da khỏe mạnh. Vitamin C cũng có thể hoạt động như một chất kháng histamin (đây là một chất sinh học có thể gây ra phản ứng dị ứng) tự nhiên và vì thế mà phụ nữ mới sinh ăn rau cải có thể giảm được dị ứng.
- Chống ung thư: Các loại rau họ cải được nghiên cứu chứng minh là có tác dụng phòng chống ung thư mạnh mẽ.
- Trị táo bón: Trong rau cải xanh có chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, chất nhầy giúp hỗ trợ nhu động ruột, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả ở phụ nữ sau sinh.
- Tốt cho hệ tim mạch: Cải xanh có hoạt chất có tác dụng kiềm chế cholesterol, hấp thu bài tiết ra phân. Chính vì vậy, bổ sung rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể bạn.
- Chống lão hóa da: Cải xanh cung cấp nhiều vitamin và hàm lượng axit folic lớn cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.
Cần kiêng rau cải sau sinh với những trường hợp nào?
Với những sản phụ trong những trường hợp sau đây cần tuyệt đối tránh ăn rau cải phòng trường hợp xấu xảy ra:
- Thai phụ có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau họ cải thì phải thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
- Rau cải có chứa axit oxalic, do đó những thai phụ bị sỏi thận cần hạn chế ăn. Bởi khi ăn, các axit oxalic sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm.
- Thai phụ bị đau dạ dày hay bị chướng hơi đầy bụng cũng không nên ăn rau cải để tránh sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống.
- Phụ nữ mới sinh bị bệnh táo bón và tiểu ít cũng nên tránh ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín. Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ Goitrin, chất này tuy có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, những người hoặc thai phụ bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải nhiều.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp sau sinh kiêng rau cải bao lâu. Tóm lại, việc kiêng rau cải sau sinh chỉ là do quan niệm dân gian để lại, chứ không có một căn cứ nào cho thấy ăn rau cải gây bệnh khó nói về già cả.
>>> Bài viết liên quan khác:
- Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?
- Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì để tăng tiết sữa
- Sau sinh nên uống vitamin gì để đủ chất thiết yếu cho sản phụ?