Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 41
- Hướng dẫn giải bài tập Khoa học 4 tập 2 trang 82, 83
- Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 4 tập 2 trang 82)
- Thực hành (SGK Khoa học 4 tập 2 trang 82)
- Thực hành (SGK Khoa học 4 tập 2 trang 83)
Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 41: Âm thanh có lời giải đầy đủ các phần SGK Khoa học 4 tập 2 trang 82, 83 cho các em học sinh tham khảo nắm được tính chất, đặc điểm của âm thanh. Mời các em cùng tham khảo.
Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Hướng dẫn giải bài tập Khoa học 4 tập 2 trang 82, 83
Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 4 tập 2 trang 82)
Bạn có thể nghe âm thanh phát ra từ đâu?
Trả lời:
+ Âm thanh do con người gây ra: tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc của trẻ em, tiếng cười, tiếng động cơ, tiếng đánh trống, tiếng đàn, lắc ống bơ, mở sách,
+ Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng sớm: tiếng gà gáy, tiếng loa phát thanh, tiếng kẻng, tiếng chim hót, tiếng còi, xe cộ,
+ Âm thanh thường nghe được vào ban ngày: tiếng nói, tiếng cười, tiếng loa đài, tiếng chim hót, tiếng xe cộ,
+ Âm thanh thường nghe được vào ban đêm: tiếng dế kêu, tiếng ếch kêu, tiếng côn trùng kêu,
Thực hành (SGK Khoa học 4 tập 2 trang 82)
Sử dụng các vật có trong hình, làm cách nào để phát ra âm thanh?
Trả lời:
Có các cách sau:
+ Cho hòn sỏi vào trong ống bơ và dúng tay lắc mạnh.
+ Dùng thước gõ vào thành ống bơ.
+ Dùng 2 hòn sỏi cọ vào nhau.
+ Dùng kéo cắt 1 mẫu giấy.
+ Dùng lược chải tóc.
+ Dùng bút để mạnh lên bàn.
+ Cho bút vào hộp rồi cầm hộp lắc mạnh
Thực hành (SGK Khoa học 4 tập 2 trang 83)
1. Rắc ít vụn giấy lên mặt trống. Gõ trống và quan sát. Mặt trống có rung động không?
Trả lời:
+ Khi rắc giấy vụn lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống không rung, các mẩu giấy không chuyển động.
+ Khi rắc giấy vụn lên mặt trống và gõ lên mặt trống, ta thấy mặt trống rung lên, các mẩu giấy chuyển động nảy lên và rơi xuống vị trí khác và trống kêu
- Bạn có thấy gì khác khi gõ mặt trống mạnh hơn?
Trả lời:
Khi gõ mạnh hơn thì các mẩu giấy chuyển động mạnh hơn, trống kêu to hơn.
- Bạn có thấy gì khác khi đặt tay lên mặt trống khi gõ?
Trả lời:
Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì mặt trống không rung và trống không kêu
2. Đặt tay vào cổ như hình 4, khi nói bạn có cảm giác gì?
Trả lời:
Khi nói, em thấy dây thanh quản ở cổ rung lên.
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Khoa học 4 bài 42: Sự lan truyền âm thanh