Bạn thân mến, bạn đang là Content writer hay Copywriter? Hiện nay, không ít người dù làm content nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ khái niệm về nghề này. Lẫn lộn giữa Content writer và copywriter chính là một ví dụ điển hình. Đây là hai thuật ngữ mà chắc hẳn những người làm content đều biết đến. Thế nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt rạch ròi sự khác nhau của chúng. Có không ít sự hiểu lầm đang dần khiến content writer và copywriter đồng nhất lại thành content. Và khi người ta lãng quên đi những sự khác biệt giữa chúng thì nghề viết lách có thể trở thành khái niệm duy nhất được nhớ tới.
Định nghĩa content writer
Trước hết để làm rõ vấn đề này, cần phải thực hiện làm rõ khái niệm về content writer cùng các yếu tố xung quanh nó.
Content writer là gì?
Đây là thuật ngữ để chỉ những người làm nghề viết lách mang sứ mệnh giới thiệu nội dung đến độc giả. Người làm công việc này cần có chuyên môn nghiệp vụ như chuyên ngành báo chí và truyền thông, phóng viên, biên tập viên, học sinh chuyên văn.
Người làm content writer cần phải có nhiều ý tưởng sáng tạo cho bài viết để truyền tải nội dung mới đến độc giả. Cũng vì vậy các bài viết của họ thường khá dài, nội dung lôi cuốn và hết sức logic khiến người đọc muốn chú tâm vào từng câu từng chữ.
Trong môi trường doanh nghiệp, content write là vị trí quan trọng cho việc sản xuất nội dung. Sức sáng tạo content writer trong doanh nghiệp không dừng lại ở câu chữ viết lách. Họ cần am hiểu hơn về phần mềm hỗ trợ, cách dàn dựng content và edit content video ..
Theo các doanh nghiệp vị trí content nên Outsource hay In-house? Hãy cùng thảo luận trong bài viết: Vị trí Content Writer Doanh nghiệp nên Outsource hay In-house để có giải đáp đúng đắn nhất.
Một số thuật ngữ trong nghề
Để hiểu hơn, hãy cùng lý giải một số thuật ngữ liên quan.
- Content writer freelance: là từ dùng để chỉ những người viết lách tự do không chịu sự quản lý của bất kỳ công ty/ doanh nghiệp nào. Những người làm tự do họ thường nhận dự án quy mô vừa và nhỏ có thể thực hiện độc lập đơn lẻ hay cho một nhóm ít thành viên.
- Content writer job description là chỉ mô tả chi tiết công việc mà người viết lách cần đạt được để nhận những chế độ tương ứng. Trong job description, vị trí này sẽ được yêu cầu trình độ kèm theo những quy định của bên doanh nghiệp thuê viết. Dựa vào đó, 2 bên đưa ra thỏa thuận về khoản nhuận bút và những yêu cầu công việc.
- Content writer cv là một bản giống như sơ yếu lý lịch khai báo quá trình làm việc cũng như trình độ học vấn. Tuy nhiên, khác với các CV thông thường, CV của người sản xuất nội dung thường kèm theo danh sách các bài viết giá trị thể hiện khả năng đặc trưng của ngành content. Nhờ vào đó doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt những thông tin chính cần thiết khi tuyển dụng vị trí này.
- Content writer intern là thuật ngữ để chỉ thực tập sinh cho ngành content. Đối với các ứng viên mới ra trường hoặc newbie chưa có kinh muốn muốn va chạm làm việc và học hỏi trong ngành này trước tiên sẽ tìm hiểu công việc ở vị trí thực tập sinh
- Content writer website là công việc sáng tạo nội dụng cho một trang web. Đây là công việc đang được yêu thích hiện nay do mang lại lợi ích thực tiễn đối với ngành marketing. Bên cạnh đó website là phương thức doanh nghiệp nào cũng cần để có thể tiếp cận đến khách hàng tiềm năng.
- Content writer meaning là để chỉ ý nghĩa và công dụng của nghề content đối với thực tiễn. Khi một bài content được viết ra tất cả nội dung đều phải bám sát thực tế để có sức cuốn hút khiến người đọc nhận được giá trị và có xu hướng mong muốn tiếp tục theo dõi bài viết.
- Content writer business là hình thức content dành cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng content để phục vụ nhu cầu phát triển còn người viết content thì cống hiến để nâng cao giá trị của họ với doanh nghiệp.
Trong thời đại số như ngày nay, nghề Content cần thay đổi như thế nào để phù hợp với sự phát triển của thị trường? Theo dõi ngay nội dung: Chân dung 1 content writer tài năng trong kỷ nguyên số 2021
Đừng nhầm lẫn giữa content writer và copywriter
Copywriter là gì?
Copywriter là thuật ngữ dùng để chỉ người viết lách với mục đích quảng cáo dựa trên nội dung mà content writer đã cung cấp. Mục đích chính của copywriter chính là bán ý tưởng và viết lách để thu hút khách hàng hướng đến sản phẩm mà content đề cập đến.
Có thể các bạn đang làm nghề content hoặc mong muốn làm nghề content luôn nghĩ rằng công việc của người content là viết nội dung. Trên thực tế điều này có đúng không? Theo dõi ngay bài viết: Mô tả danh sách công việc của Content Writer trong doanh nghiệp chi tiết nhất
Content writer và copywriter có đôi nét tương đồng
Về mặt bản chất cả 2 cụm từ trên đều là thuật ngữ để nói đến công việc viết lách. Do vậy, có không ít newbie khi mới bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp content khó phân biệt đây là hai thuật ngữ độc lập tồn tại song song.
Cả 2 vị trí công việc này đều sản xuất nội dung có chủ đề viết gần như giống nhau. Công việc họ làm chính là khai thác tất cả các mặt của vấn đề và đưa vào câu chữ để tạo ra nội dung thu hút và chất lượng.
Dù không phải là một định nghĩa nhưng content writer tồn tại cùng copywriter với sứ mệnh truyền tải nội dung đến người đọc. Cả hai đều đứng trên phương diện người cầm bút viết ra nội dung lôi cuốn. Cái đích mà cả hai hướng tới luôn là sự chú ý của độc giả.
Một bài content dù khi viết ra dù với mục đích nào thì cũng đều cần tuân thủ quy định nghiêm ngặt. Dù ở vị trí nào thì người làm nội dung cũng cần phải tuân thủ quy ước chung của ngành content. Một bài content hoàn chỉnh có đánh giá tích cực cần đảm bảo một số tiêu chí sau:
- Độ dài vừa đủ không quá dài cùng không quá ngắn
- Cấm kỵ và hạn chế tối đa sai lỗi chính tả, sai tên thương hiệu.
- Nội dung chính xác cung cấp thông tin người đọc muốn tìm hiểu
- Văn phong mạch lạc dễ hiểu không sử dụng ngôn từ tối nghĩa
- Người viết biết tiếp cận nội dung và tính thời sự của đề tài đang viết
[Tài liệu] dành riêng cho đội ngũ Content: 6 Tips và tricks Content Writer Website nhất định phải biết.
Mời các bạn theo dõi
Tuy vậy, content writer và copywriter vẫn là 2 khái niệm khác biệt
Content writer
Đây là cụm từ chỉ người sáng tạo nội dung có tính độc quyền và duy nhất. Những chủ đề của họ không bao giờ bị lỗi thời vì tính đa dạng phong phú. Một bài viết của content writer có thể kéo dài tới 6000 từ để khai thác tối đa nội dung.
Các nội dung thường bao gồm kể câu chuyện truyền cảm hứng về doanh nghiệp, thông báo/ giới thiệu thông tin nhằm giữ chân và tăng tương tác với người đọc.
Các nội dung này được thể hiện trên websites, blogs, báo giấy.
Để có bài viết chất lượng , người sản xuất nội dung cần phải đi thằng vào vấn đề tránh đi lòng vòng kéo dài câu văn để tăng độ dài bài viết. Đây là điểm cộng vượt trội hơn so với copywriter. Để trở thành content writer, kiến thức cần chắc chắn và chuyên sâu mới có thể viết ra bài content có sức thuyết phục và đủ tính chân thực khiến người đọc tin tưởng.
Copywriter
Người viết (copywriter) cần linh hoạt sử dụng ngôn từ để diễn đạt được ý nghĩa của nội dung nhưng tránh vi phạm lỗi sao chép mà ngành content cấm kỵ.
Copywriter hướng khách hàng đến sản phẩm và phục vụ cho mục đích quảng bá bán hàng.
Các nội dung do Copywriter sản xuất nhằm mục đích thôi thúc người đọc nhanh chóng đưa ra hành động mua hàng. Trong các nội dung này, Copywriter thường cài cắm các yếu tố chạm tới cảm xúc của người đọc. Từ đó, từng câu chữ trở nên cuốn hút, thôi miên người đọc
Copywriter luôn tạo sự tò mò cho độc giả khiến các độc giả phải chú ý và theo dõi nó để thỏa mãn tò mò bản thân. Đưa độc giả từ bất giờ này đến bất ngờ khác nhưng copywriter không quên nhiệm vụ đánh bóng thương hiệu và bán hàng.
Content writer và Copywriter tuy tương đồng mà lại khác biệt. Dù lựa chọn đi theo hướng nào thì bạn cũng đều là người nghệ sĩ của câu chữ, là một mắt xích vô cùng quan trọng trong mọi chiến dịch marketing và truyền thông. Chúc bạn mãi yêu nghề và thành công trên con đường đã chọn.
Cùng đọc bài viết Content Writer meaning là gì? 20 ý tưởng sáng tạo mọi thời đại dành cho Content Writer để khám phá những kiến thức hữu ích trong giới sáng tạo nội dung.
FastWork.vn là nền tảng Quản trị và Điều hành doanh nghiệp toàn diện gồm: Phần mềm Quản trị nội bộ FastWork OFFICE+, Phần mềm Quản lý Công việc FastWork WORK+, Phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng FastWork CRM+, Phần mềm Quản trị nhân sự FastWork HRM+,
Hơn 1500 doanh nghiệp đã tin tưởng và sử dụng nền tảng FastWorkQúy doanh nghiệp quan tâm đến Bộ giải pháp tự động hóa quy trình toàn diện cho doanh nghiệp 4.0, vui lòng liên hệ hotline 0983 08 97 15 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất hoặc điển vào Form đăng ký dưới đây!