Theo triệu chứng y khoa, nội nhiệt thường biểu hiện bằng các triệu chứng: khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ, da và môi khô, đổ nhiều mồ hôi, nổi mụn nhọt, nhức đầu, choáng váng, chảy máu cam...
Theo quan niệm của y học cổ truyền, trong cơ thể con người luôn luôn tồn tại khí âm và khí dương. Một khi âm dương của cơ thể mất cân bằng sẽ xảy ra một trong hai trạng thái: dương thịnh - âm suy (dương tương đối mạnh hơn âm); và âm thịnh - dương suy (âm tương đối mạnh hơn dương). Khi âm suy (hư) sinh nội nhiệt thì bên trong cơ thể nóng. Khi dương suy (hư) sinh ngoại hàn, lúc này bên trong cơ thể sẽ lạnh. Vì vậy, với những người luôn cảm thấy nóng là vì âm hư khiến cơ thể phát nhiệt bên trong, lúc nào người cũng cảm thấy nóng là vậy.Chứng âm hư phát nhiệt là do âm dịch của cơ thể bị hao tổn quá mức, thủy không chế ước được hỏa. Biểu hiện lâm sàng là, cơ thể nóng, người gầy, da nóng, hay ra mồ hôi, gò má đỏ, khát nước, họng khô, lưỡi đỏ, mất ngủ, tinh thần bực bội. Khi âm hư khiến cho dương vượng, mà dương vượng sẽ làm hao tổn âm dịch, hai vấn đề này luôn quan hệ nhân quả với nhau. Theo y học cổ truyền, "hư thì bổ" - nghĩa là bồi bổ phần hư. Những người âm hư cần bổ phần âm để lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể.
Hậu quả của nóng trong người là nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, khiến cơ thể rối loạn chức năng thanh lọc, giải độc. Về lâu dài, có thể gây chứng huyết nhiệt có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch...Để giải quyết tình trạng trên, chúng ta cần tránh tích độc từ bên trong và bên ngoài bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, cân bằng. Trước hết, chúng ta cần có một thực đơn thanh mát với các món ăn thiên về thực vật như rau xanh, các món canhVới chế độ ăn uống đúng cách, hợp lý sẽ giúp chúng ta hóa giải những cơn nóng trong người.Thuốc bổ âm là những vị thuốc có tính ngọt mát để dưỡng âm, sinh tân dịch như: địa hoàng, mạch môn, sa sâm, kỷ tử... Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc bổ âm hiệu nghiệm. Trong đó có bài "Lục vị địa hoàng hoàn" là bài thuốc cổ phương dùng để bổ âm được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng để chữa chứng âm hư, gồm các vị: thục địa 20g, sơn thù, trạch tả, hoài sơn, phục linh, đan bì (mỗi vị 12g). Tất cả các vị thuốc cho vào nước sắc (nấu) kỹ, chia làm 3 lần dùng trong ngày. Bài thuốc có công dụng chữa chứng nội nhiệt (nóng trong người) như nói trên.
Ngoài việc dùng thuốc, những người thường có nội nhiệt có thể ăn uống các thức ăn mát, sinh tân như: bí đao, dưa chuột, các loại rau (rau dền, rau đay, rau má, bột sắn dây...). Vì, theo quan niệm của y học cổ truyền, "Y thực đồng nguyên" - thuốc và thức ăn có cùng nguồn gốc, và bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn (ý nói bệnh nhiệt thì dùng thuốc, thức ăn có tính mát).Ngoài những món ăn, thức uống trên, những người "hảo ngọt" cũng có thể giải nhiệt bằng những món chè đơn giảnnhưng giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng do "nội nhiệt". Chè đậu xanh là món chè đơn giản và gần gũi với mọi nhà. Món chè này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ khát,tiêu thủy thũng, chứa chứng cao mỡ máu, dự phòng chứng sốt cao miệng khát, trúng nắng...
Giống chè đậu xanh, chè sen cũng có tác dụng giải nội nhiệt rất tốt. Chè hạt sen nấu đường phèn, thêm ít gạo nếpcó công dụng dưỡng tâm an thần, kiện toàn chức năng tiêu hóa, cầm tiêu chảy, bổthận, chống di tinh, trì hoãn lão hóa, tăng sự thèm ăn. Nếu không dùng hạt sen, bạn cóthể dùng củ sen để nấu chè với một ít nếp. Món này giúp thanh nhiệt tạo thể dịch, kiện toàn chức năng tiêu hóa, bổ máu, cầm tiêu chảy. Chè sen nên ăn nóng vào sáng và chiều.