Hiện nay, tủ lạnh là vật dụng của mọi gia đình, do đó chúng ta cần phải thành thạo cách sử dụng, vệ sinh tủ lạnh đúng cách. Sử dụng tủ lạnh không đúng cách có thể gây ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc, tiêu chảy. Bài viết sau sẽ giới thiệu hướng dẫn sử dụng tủ lạnh đúng cách nhất.
Tính năng hiện đại của tủ lạnh Panasonic về thiết kế, đưa ngăn đá xuống dưới, ngăn đựng rau lên trên để tạo thoải mái cho người sử dụng. Các khảo sát cho thấy khi sử dụng tủ lạnh, ngăn đựng đá ít được sử dụng hơn ngăn đựng rau quả. Do vậy, việc đưa ngăn đựng rau lên trên nhằm giúp cho người sử dụng ít phải khom lưng nhiều lần hơn.
1.Thời gian cấm điện và bắt đầu sử dụng tủ lạnh.
Tủ lạnh khi mới mua về vừa trải qua quá trình vận chuyển một quãng đường dài. Vì vậy lúc này bạn không nên sử dụng tủ ngay mà nên lưu ý những điểm sau đây:
- Sau khi mang tủ về, lắp đặt trên một mặt phẳng ổn định, chắc chắn và không cắm nguồn điện trong 2 tiếng để tủ ổn định khí gas và tránh tình trạng sốc điện do cắm điện.
- Sau 2 tiếng, bạn cắm nguồn điện vào, để tủ hoạt động ở công suất nhỏ nhất trong khoảng 8 tiếng và không cho bất kì thực phẩm nào vào tủ. Điều này sẽ giúp tủ quen dần với chế độ làm việc, tránh gây hư hỏng do bị ép làm việc đột ngột. Hơn nữa, nếu bỏ thực phẩm vào sớm thì thực phẩm sẽ bị ám mùi nhựa do tủ lạnh mới.
- Trong quá trình tủ chạy không tải (không chứa thực phẩm), cứ mỗi 2 tiếng bạn nên mở cửa tủ khoảng 5 phút để mùi nhựa theo hơi lạnh thoát ra ngoài, đảm bảo bên trong tủ sẽ trong lành, sạch sẽ.
- Sau 8 tiếng, bạn có thể vệ sinh sạch sẽ bên trong tủ và cho thực phẩm vào bảo quản bình thường.
2. Hướng dẫn điều khiển nút nhiệt độ cho tủ lạnh Panasonic
Tủ lạnh này được thiết kế đặc biệt thích hợp cho các mục đích sử dụng cụ thể, bạn có thể điều chỉnh mức nhiệt độ tới 9 mức chi tiết như sau. Cách vận hành chế độ 9 mức
1. Đặt hiển thị đèn là MIN (nhỏ nhất) với nút Freezer control (điều khiển làm đá).
2. Ấn nút Freezer control (điều khiển làm đá trong 10 giây) cho đến khi hiển thị đèn quay về vị trí MIN (nhỏ nhất).
3. Đặt chế độ 9 mức như bảng bên dưới bằng cách ấn nút Bộ điều khiển làm đá. Để thiết lập lại cài đặt chế độ 9 mức. Hãy lặp lại các bước 1 và 2, sau đó tủ lạnh trở về chế độ vận hành bình thường.
Khi vận hành tủ lạnh lần đầu tiên, sau khi cắm phích cắm, hãy điều chỉnh nhiệt độ tới vị trí MIDDLE của mỗi bộ điều khiển và giữ nguyên mức nhiệt độ này trong 24 h để làm lạnh có hiệu quả. Sau đó, hãy điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn. Nếu bạn muốn tiết kiệm năng lượng, đừng điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn điều kiện vận hành thực tế.
3. Hướng dẫn làm đá hộp viên
- Kéo khay đá ra.
- Đổ nước vào khay đá đến vạch chỉ mức nước, sau đó đặt khay đá vào vị trí cũ.
- Để lấy đá viên ra, vặn khay đá theo chiều kim đồng hồ. Các viên đá sẽ rơi vào hộp chứa đá.
Lưu ý: Không rót nước vào hộp chứa đá, nếu không có thể làm nứt hộp chứa đá.
4. Hướng dẫn cách lưu trữ thực phẩm trong sử dụng tủ lạnh
- Không nên để những thức ăn chưa sơ chế vào tủ lạnh, nhất là bỏ cả túi nilon vào tủ chờ khi nào ăn mới làm sạch.
- Không để trứng dính bẩn trong tủ lạnh hoặc rửa trứng mà không ăn trong thời gian ngắn.
- Nhiệt độ của ngăn để thức ăn và rau hoa quả trong tủ lạnh không phải chỗ nào cũng giống nhau, thường thì nhiệt độ ngăn trên cao hơn ngăn dưới, nhiệt độ ở chỗ gần cửa là cao nhất, nhiệt độ chỗ sát đằng sau là thấp nhất. Vì vậy, khi để thức ăn vào tủ lạnh phải chú ý.
- Thịt, cá nên bảo quản ở nhiệt độ từ 3 - 7 độ C và không để quá 1 tuần. Trước khi bảo quản cần rửa sạch, bọc cẩn thận và không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
- Thực phẩm đã rã đông thì không được cho vào ngăn đá trở lại vì dễ gây nhiễm độc. Tốt nhất là bỏ ra đến đâu thì ăn hết đến đấy.
Lưu ý: Không chứa quá tải tủ lạnh. Khoảng cách giữa các thực phẩm phải thích hợp để duy trì khả năng làm lạnh.
Mặc dù tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm lý tưởng nhưng điều đó không có nghĩa là nó có thể bảo quản thức ăn vĩnh viễn. Nên che đậy và đóng gói cẩn thận và chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần, nên đun kỹ thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn lại trong thức ăn.
5. Cách vận hành chế độ LÀM ĐÔNG NHANH
- Ấn nút làm đông nhanh thì đèn xanh Led sẽ bật sáng.
- Tắt thì hệ thống sẽ tự động ngừng hoạt động và chuyển về chế độ bình thường.
Lưu ý: Đèn xanh nhấp nháy có nghĩa là hệ thống xả đông hiện đang hoạt động, chế độ làm đông nhanh sẽ được khởi động ngay sau khi kết thúc xả đông. Nút điều khiển nhiệt độ ngăn đá sẽ không hoạt động trong chế độ làm đông nhanh
6. Một số lưu ý trong quá trình tủ hoạt động
- Một số người dùng thường cho rằng tủ bị lỗi khi tủ lạnh đã hoạt động được vài tiếng mà vẫn không thấy lạnh. Đừng quá lo lắng về vấn đề này. Vì là tủ lạnh mới, nên tủ sẽ cần một khoảng thời gian để ổn định, sau 8 tiếng máy chạy không tải (không chứa thực phẩm) thì sẽ hoạt động bình thường.
- Đối với đá lon tủ sẽ mất nhiều thời gian hơn. Cụ thể, nếu bạn làm từ 5 lon đá trở nên thì phải để qua đêm từ 8 đến 10 tiếng mới đông cứng được.
- Không nên xếp thực phẩm quá chật chội bên trong tủ, vì lúc này hơi lạnh khó tìm được kẽ hở để tuần hoàn bên trong tủ, dẫn đến làm lạnh kém và người dùng lầm tưởng tủ lạnh bị lỗi.
- Mở cửa thường xuyên sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong, khi nhiệt độ bên trong tăng thì thiết bị nén sẽ tự động quay nhiều hơn và làm giảm nhiệt độ bên trong cho phù hợp vì vậy sẽ tốn hao điện năng hơn.
Dưới đây là một số tủ lạnh Panasonic gợi ý:
- Tủ Lạnh PANASONIC Inverter 322 lít giá 14.590.000 Đ
- Tủ Lạnh PANASONIC Inverter 290 lít giá 13.090.000 Đ
- Tủ Lạnh PANASONIC Inverter 255 lít giá 11.590.000 Đ
- Tủ Lạnh PANASONIC Inverter 290 Lít 11.090.000Đ
- Tủ Lạnh PANASONIC Inverter 290 Lít giá 10.090.000 Đ
- Tủ Lạnh PANASONIC Inverter 322 Lít giá 12.590.000
- Tủ Lạnh PANASONIC Inverter 255 Lít giá 8.590.000 Đ