Ngày đăng: 2016-12-13 17:18:58
Gà rừng thuần chủng là một loại gà sinh sống từ các nước Đông Nam Á kéo dài tới Ấn Độ . Theo ý kiến của một số chuyên gia thì hiện nay gà rừng thuần chủng đang nằm trong tình trạng báo động vì môi trường sống bị con người xâm lấn và lai tạp với gà nhà đi hoang . Gà bắt ở rừng ra không có gì bảo đảm đó là một con gà rừng rặt giống . Các con gà bắt được ở bìa rừng hoặc gần các buôn làng thường bị lai tạp với gà nhà .
Các đặc điểm về gà rừng thuần chủng hiện nay được dựa trên các nghiên cứu của các nhà điểu học từ những năm 1920 . Ngoài ra người ta cũng dựa trên các mẫu gà rừng bắt được tại Ấn Độ vào thập niên 60 . Sau đây là các đặc điểm để nhận dạng gà rừng thuần chủng .
1.1. Đặc điểm nhận dạng
- Đầu nhỏ, mồng, tích và dái tai tương đối nhỏ. Màu dái tai tương tự như gà rừng trống. Thân thon dài như hình thuyền và chân tương đối dài, màu chân tương tự như gà trống.
- Khuôn mặt thon nhỏ nhưng không dài, vào mùa sinh sản gà mái mặt đỏ au, đầy sức sống. Sau mùa sinh sản mặt gà mái sẽ nhợt nhạt.
- Màu mắt nâu vàng.
- Lông: gà rừng mái trưởng thành thường có màu nâu sẫm. Lông bờm nâu hanh vàng xen lẫn những vạch đen. Lông ức và vùng xung quanh hậu môn có màu nâu nhạt.
- Mào nhỏ gần như không thấy được khi nhìn xa. Mặt trơn láng, không có tích.
- Chân: chân tròn màu xanh ngọc, đen xanh, xanh lục hay xanh vàng.
- Cân nặng trung bình 500g 600g.
Gà rừng mái
- Giá trị sinh sản: Gà mái khoảng 7 tháng thì có thể bắt đầu đẻ. Gà nuôi ở nhà thì đẻ không kể mùa nhưng tối đa cũng chỉ 3 lứa/năm. Số lượng 30-40 trứng /1 năm.
- Hiện nay trứng gà được ấp trên hệ thống máy ấp công nghiệp nên tỷ lệ trứng nở đạt 90-95%.
- Trung bình 1 năm 1 gà mái mẹ có thể nhân giống thành công 20 25 gà rừng con.
- Hiệu quả kinh tế 1 năm từ xuất bán gà con / 1 gà mái mẹ trang trại thu mua lại gà con.
20 gà con nuôi 2 tháng (60 ngày) x 150,000đ/1 con = 3,000,000 VNĐ (Chưa tính chi phí thức ăn, nhân công, khấu hao chuồng trại)
Đàn gà rừng mái được nuôi tại trang trại gà rừng
Hiện nay trang trại gà rừng đang triển khai mô hình phối hợp với các hộ dân tham gia nuôi gà rừng với rất nhiều chính sách hỗ trợ như:
- Cung cấp giống gà rừng thuần chủng (loại F1, F2) cho bà con nông dân.
- Hỗ trợ một phần tiền mua con giống gà rừng.
- Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi gà rừng cho hiệu quả cao nhất.
- Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại nuôi gà rừng.
- Hỗ trợ về giống giun quế kèm chuyển giao kỹ thuật nuôi giun làm thức ăn cho gà rừng.
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển.
- Hỗ trợ chi phí đi tham quan mô hình của trang trại nuôi gà rừng .
- Ký hợp đồng cam kết thu mua lại gà rừng cho bà con với mức giá cao và luôn ổn định.
Đến thời điểm hiện tại trang trại đã triển khai phối hợp với 195 hộ dân trên toàn quốc, đem lại lợi nhuận cao cho các hộ chăn nuôi. Đáng mừng hơn rất nhiều hộ dân sau khi tham gia dự án đạt hiệu quả kinh tế cao đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô lớn hơn, nhiều hộ thu nhập đạt hàng trăm triệu mỗi năm.
Chăn nuôi gà rừng đang là 1 trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế rất cao
Ngoài việc đầu tư nuôi gà rừng hiện nay trang trại gà rừng còn có 2 mô hình trang trại nuôi lợn rừng và trồng cây rau rừng trên tổng diện tích 120ha với số đàn lợn trên 12000 con và trên 5ha trồng cây rau rừng. Các hộ dân có thể tham khảo về dự án nuôi lợn rừng và trồng cây rau rừng của trang trại.
Nhận định về nhu cầu thị trường trong những năm tới và việc chăn nuôi gà rừng nói riêng (các thực phẩm sạch nói chung) đang là hướng đi đúng đắn.
- Thứ nhất: Nhu cầu sử dụng các thực phẩm sạch của người dân đang ngày càng tăng cao, đặc biệt trong thời kỳ thị trường tràn lan các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay.
- Thứ hai: Hiện tại trên thị trường ngoài trang trại gà rừng còn có 1 số hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ nên chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường dẫn tới giá thành con giống gà rừng và thịt thương phẩm lên cao.
- Thứ ba: Khi gia nhập TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) các sản phẩm về nông nghiệp nói chung và thực phẩm nói riêng như thịt gà, thịt lợn, thịt bòở nước ngoài sẽ tràn ngập vào thị trường Việt Nam với giá thành rất cạnh tranh dẫn tới việc chăn nuôi theo mô hình công nghiệp, tự phát, nhỏ lẻ, manh mún của bà con nông dân ta hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Đối với gà rừng thì lại là 1 lợi thế vì gà rừng được nuôi theo mô hình chăn thả tự nhiên, thức ăn chủ yếu là ngô, thóc và các loại côn trùng dẫn tới chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc đáp ứng đúng với nhu cầu của thị trường hiện nay.
2.1. Đặc điểm nhận dạng gà rừng trống
- Gà rừng trống thuần chủng có thân hình thanh hơn, mào nhỏ và lông đuôi thưa với tối đa 2 cọng lông đuôi cong chính (1 cái mỗi bên) và khoảng 4 lông đuôi cong phụ mỗi bên. Các lông đuôi cong phụ cũng không quá dài. Lông ở đầu và cổ màu đỏ cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen.
- Mặt: gà rừng có mặt nhỏ, không dài, mỏ thẳng màu sắc của mỏ phụ thuộc vào màu sắc của chân gà có thể là màu nâu hơi trắng hoặc vàng hơi xanh.
- Mắt màu đỏ.
- Tích dài nhưng không quá to, tai màu trắng hoặc màu đỏ.
- Cánh rất phát triển và dài hơn chiều dài thân, tính cả đuôi. Chiều dài trung bình của cánh khi giương hết cỡ, đo từ chóp cánh này đến chóp cánh kia là 72 cm và trong tầm từ 63 đến 76 cm. Chiều rộng trung bình của cánh là 21.9 cm và có tầm từ 20 đến 23.6 cm.
- Chân: Chân gà rừng là chân tròn, không có chân vuông. Màu chân thường là màu xanh đá và xanh ngọc.
- Cựa: Rất nhọn và thẳng, chiều dài trung bình của cựa ở gà trống trưởng thành từ 1.9 đến 3.2 cm.
- Cân nặng trung bình từ 700g 1,1kg.
- Tập tính:
+ Nhút nhát, sống theo đàn, ngủ trên cành cây.
+ Có sức đề kháng cao, khỏe mạnh, ít xảy ra bệnh dịch.
+ Dễ nuôi, không cần nhiều thức ăn.
2.2. Giá trị gà rừng trống
- Giá trị sinh sản: Gà trống được khoảng 6 tháng tuổi bắt đầu gáy và được 8 tháng tuổi là gáy rành rọt. Gà biết gáy là có thể đạp mái. 1 gà rừng trống có thể phục vụ trung bình 6-10 con gà rừngmái.
- Giá trị thương phẩm: Thịt gà rừng có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, tăng cường gân cốt. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng thịt gà rừng nấu chín với hành và muối, rồi ăn cái, uống nước chữa đơn độc, trong ruột cồn cào, nóng như lửa đốt. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà rừng được dùng chữa chứng xích bạch đới, tả lị lâu ngày, suy yếu sinh lý dưới dạng nấu ăn, có thể thêm ít rượu.
==> Chính vì thế mà thịt gà rừng có giá rất cao (700,000đ 800,000đ / 1 con cân nặng 700g 1,1kg) ==> Giá trị kinh tế khi nuôi cao.
- Dùng để làm cảnh: gà rừng trống có tiếng gáy hay, kiểu dáng đẹp nên hiện được rất nhiều người chơi mua về làm cảnh. Gà rừng cảnh có giá bán cao hơn so với gà thông thường.
Hiện nay trang trại gà rừng đang triển khai mô hình phối hợp với các hộ dân tham gia nuôi gà rừng với rất nhiều chính sách hỗ trợ như:
- Cung cấp giống gà rừng thuần chủng (loại F1, F2) cho bà con nông dân.
- Hỗ trợ một phần tiền mua con giống gà rừng.
- Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi gà rừng cho hiệu quả cao nhất.
- Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại nuôi gà rừng.
- Hỗ trợ về giống giun quế kèm chuyển giao kỹ thuật nuôi giun làm thức ăn cho gà rừng.
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển.
- Hỗ trợ chi phí đi tham quan mô hình của trang trại nuôi gà rừng .
- Ký hợp đồng cam kết thu mua lại gà rừng cho bà con với mức giá cao và luôn ổn định.
Đến thời điểm hiện tại trang trại đã triển khai phối hợp với 195 hộ dân trên toàn quốc, đem lại lợi nhuận cao cho các hộ chăn nuôi. Đáng mừng hơn rất nhiều hộ dân sau khi tham gia dự án đạt hiệu quả kinh tế cao đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô lớn hơn, nhiều hộ thu nhập đạt hàng trăm triệu mỗi năm.
Ngoài việc đầu tư nuôi gà rừng hiện nay trang trại gà rừng còn có 2 mô hình trang trại nuôi lợn rừng và trồng cây rau rừng trên tổng diện tích 120ha với số đàn lợn trên 12000 con và trên 5ha trồng cây rau rừng. Các hộ dân có thể tham khảo về dự án nuôi lợn rừng và trồng cây rau rừng của trang trại tại:
Đàn gà rừng được nuôi tại trang trại gà rừng
Nhận định về nhu cầu thị trường trong những năm tới và việc chăn nuôi gà rừng nói riêng (các thực phẩm sạch nói chung) đang là hướng đi đúng đắn.
- Thứ nhất: Nhu cầu sử dụng các thực phẩm sạch của người dân đang ngày càng tăng cao, đặc biệt trong thời kỳ thị trường tràn lan các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay.
- Thứ hai: Hiện tại trên thị trường ngoài trang trại gà rừng còn có 1 số hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ nên chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường dẫn tới giá thành con giống gà rừng và thịt thương phẩm lên cao.
- Thứ ba: Khi gia nhập TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) các sản phẩm về nông nghiệp nói chung và thực phẩm nói riêng như thịt gà, thịt lợn, thịt bòở nước ngoài sẽ tràn ngập vào thị trường Việt Nam với giá thành rất cạnh tranh dẫn tới việc chăn nuôi theo mô hình công nghiệp, tự phát, nhỏ lẻ, manh mún của bà con nông dân ta hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Đối với gà rừng thì lại là 1 lợi thế vì gà rừng được nuôi theo mô hình chăn thả tự nhiên, thức ăn chủ yếu là ngô, thóc và các loại côn trùng dẫn tới chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc đáp ứng đúng với nhu cầu của thị trường hiện nay.
3. Phương pháp nhận diện gà rừng thuần chủng
3.1 Nhận dạng:
Thân hình&cân nặng: Gà rừng có thân hình khá giống với gà Kiến (miền Bắc gọi là gà Ri), tuy nhiên trọng lượng thì nhỏ hơn nhiều, trung bình một con gà Rừng trưởng thành nặng khoảng 800 đến 1.000 gram. Đấy là trong môi trường tự nhiên, còn trong môi trường nuôi, thuần dưỡng thì gà trống Rừng trưởng thành có trọng lượng khoảng 700 đến 1.100 gram. Sở dĩ có sự khác biệt nhỏ này là vì trong môi trường nuôi nhốt gà không được chăm sóc kỹ dẫn đến giảm sút về cân nặng, hoặc được nuôi quá cẩn thận mà trọng lượng có tăng lên chút đỉnh. Ngoài ra gà nuôi nhốt và gà trong môi trường tự nhiên còn có một vài đặc điểm khác nhau, khi nào đụng tới chỗ khác nhau tôi sẽ nói tiếp. Hượm!Gà mái trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 500 đến 600gram. Theo tôi trưởng thành ở đây là khoảng 19-20 tháng tuổi. Sở dĩ lấy độ tuổi đó làm độ tuổi trưởng thành là vì ở tuổi đó gà không còn tăng cân được nữa, màu sắc của lông gà cũng đã đi vào ổn định.
Khuôn mặt: Gà rừng có khuôn mặt thon nhỏ nhưng không dài, mỏ thẳng-màu sắc mỏ phụthuộcautolinker.com autolinking image vào màu sắc của chân gà-có thể là nâu hơi trắng hoặc vàng hơi xanh. Nếu mỏ gà quá cong và là mỏ ba lá thì chắc chắn là gà đã lai tạp. Vào mùa sinh sản gà mái mặt đỏ au, đầy sức sống! . Mắt: Gà rừng trống thường có mắt màu đỏ, nâu vàng là mắt gà mái. Nếu gà có mắt màu trắng hoặc mắt ếch (đen), mắt hoa đích thị đó là gà không rặc rừng.
Mồng gà: Gà rừng duy nhất chỉ có mồng lá (mồng cờ).
Màu sắc của mồng đỏ hồng khi gà sung mãn, thay lông hoàn thiện. Nếu mồng gà có màu đen là gà chưa sung mãn hoặc là đang bị bệnh hoặc con gà đó là gà lai với gà Ác (gà Ri). Giai đoạn gà thay lông, mồng gà Rừng sẽ giảm khoảng 1/3 kích cỡ; mồng gà xẹp lại chứ không căng phồng như lúc sung mãn nữa; màu của mồng sẽ không còn đỏ hồng nữa mà chuyển sang màu đỏ tái nhợt nhạt, hoặc đỏ bầm ở cuối mồng. Một số ý kiến cho rằng: Khi gà Rừng thay lông mồng sẽ tiêu mất hoặc nhỏ lại chỉ còn bằng mồng gà mái thật ra điều đó là không đúng với thực tế. Nếu phát biểu trên là đúng thì: 1. Gà mái có mồng rất to (để cho mồng bằng khoảng 2/3 mồng gà trống). 2. Khả gà trống có khả năng tiêu giảm kích cỡ của mồng đáng kể, kiểu như ta có thể thổi hoặc để xẹp 1 cái bong bóng. Theo tôi biết thì: 1. Mồng và tích gà mái rất nhỏ, gần như không có. 2. Chưa có nhà khoa học (cái nhà này sẽ nói sau) nào chứng minh gà trống Rừng có khả năng đó. Từ 1&2 ta có thể nói ý kiến trên là .các bạn tự kết luận.
Tích&tai: Cần phân biệt tích và tai, tích: là phần da thòng dài, nằm dưới mỏ dưới của gà, giữa 2 tích là hầu gà (con gà rừng nào có dây hầu rõ ràng thường là con gà hay, khoẻ mạnh), tai: là phần da màu trắng, nằm phía dưới lỗ tai của gà.
Gà trống rừng có tích dài thòng nhưng không quá to, có tai màu trắng. Gà mái tích rất nhỏ, hầu như không có tích; tai gà mái rừng cũng có màu trắng nhưng rất nhỏ so với tai gà trống. Lưu ý: Tai gà rừng có màu trắng nhưng nếu trong quá trình nuôi tai gà bị tổn thương(thưòng là đá nhau) thì chỗ tai trắng đó sẽ không còn màu trắng nữa mà sẽ chuyển sang màu đỏ nhợt nhạt, do các sắc tố làm trắng da của vùng da đó vẫn còn. Các bạn nếu nuôi gà rừng để làm cảnh thì không nên để hoặc cho gà rừng đá nhau,vì như thế sẽ làm cho con gà cảnh mất đi vẻ đẹp vốn có của nó, đó là chưa kể lúc gà đã ra đủ cựa thì các bạn có cơ may được ăn thịt gà rừng.
Lông: Gà rừng duy nhất chỉ có màu lông tía đẹp (miền Bắc gọi là Đều) đối với gà trống,
Tuy nhiên màu lông gà có thể đậm hay nhạt tuỳ theo vùng miền và tuỳ con gà nữa, thường thì gà miền Nam có màu nhạt hơn 1 tí so với gà miền Trung và miền Bắc; gà chân xanh đá có màu tía đậm hơn so với gà chân xanh vỏ đậu nhưng những sự khác biệt trên về màu lông là không đáng kể. Cũng cần phân biệt giữa màu tía đẹp và màu cà rốt vì nếu là gà cà rốt thì chắc đã lai với gà khác rồi. Chỉ những chuyên gia giàu kinh nghiệm về gà mới nhận ra được. Còn một vấn đề về lông nữa, đó là chuyện thay lông của gà và đánh giá độ thuần chủng của gà rừng. Theo một số ý kiến nói rằng: Vào mùa thay lông gà rừng THAY bộ lông sặc sỡ bằng bộ lông ngắn cũn, xấu xí. Các nhà khoa học dựa trên đặc đặc điểm đặc trưng này của gà rừng để đánh giá độ thuần chủng của chúng. Theo tôi ý kiến trên là chưa chính xác. 1. Thật ra gà rừng không có THAY bộ lông sặc sỡ bằng bộ lông xấu xí, khi vào mùa thay lông gà rừng sẽ bị rụng lông 1 cách dần dần, khi những cọng lông nổi bật trên con gà rừng như lông phướng, lông mã trên lưng và trên cánh sẽ bị rụng để cho lông mới mọc ra. Trong lúc những cọng lông nổi bật đó chưa mọc ra thì trông gà rất xấu; quá trình này kéo dài suốt gần 3 tháng, có lẽ vì thế mà mọi người nhầm tưởng nó THAY bộ lông dài bằng bộ lông ngắn, xấu xí. Còn các nhà khoa học thật ra họ cũng chỉ là nhà nghiên cứu giống như chúng ta mà thôi, mức độ am hiểu về gà rừng có thể cao nhưng chưa chắc họ có lòng say mê, yêu quý gà rừng thật sự nên có thể họ chỉ dừng lại ở mức Cao chứ chưa Thật sâu sắc. Xin lỗi các nhà khoa học!
Chân gà: Chân gà rừng là chân tròn, không có chân vuông. Màu chân thường là màu xanh đá và chân xanh vỏ đậu. Cựa gà rừng ra rất nhanh, khoảng 10 tháng tuổi cựa đã dài hơn 1cm rồi nhưng gà hơn 1 năm tuổi thì mới nhọn cựa, cá biệt có con 2 năm tuổi mới nhọn cựa. Gà rừng chỉ có 4 ngón chân như gà ta.
Đuôi gà: Gà rừng mái không có lông phướng (2 cọng lông dài nhất, mọc chính giữa đuôi gà) mà chỉ có gà trống mới có. Đuôi gà rừng hơi vổng nhưng không quá vổng (thường ko quá 450, hai cọng lông phướng dài và cong. Đuôi gà túm lại chứ không xoè ra. Lông phướng dài hay ngắn, dài bao nhiêu là tuỳ thuộcautolinker.com autolinking image vào gen của con gà chứ không thể nói lông phướng gà của tui dài, cong nên là gà rừng rặc còn gà của anh đuôi ngắn nên là gà rừng+.! Điều này bạn nào chơi chim chích choè lửa thì biết, cũng là chim ngoài tự nhiên nhưng có con đuôi dài, con đuôi ngắn và đôi khi sự khác biệt về chiều dài đuôi là gấp đôi. Sở dĩ gà rừng trong tự nhiên bị con người bắt về nên nhát và bản tính sợ người còn mãi trong nó nên đuôi gà rừng mà các bạn thấy không vổng hoặc ít vổng lên. Còn gà rừng nuôi ở nhà, qua thuần dưỡng nhiều thế hệ trở nên dạn người, gà không còn sợ hãi nữa nên phong thái rất tự nhiên, thể hiện sự hùng dũng của nó bằng hình thức: cánh xoè xệ, và đuôi nhổng cao thách thức.
Đặc điểm sinh sản(tại gia): Khi gà trống đã được khoảng 6 tháng tuổi là bắt đầu gáy te te, 8 tháng tuổi là gáy rành rọt. Khi gà trống bắt đầu gáy là có thể đạp mái(hơi thô thiển ^-^) nhưng thường thì gà mái không chịu mấy anh trống này. Gà mái khoảng 7 tháng thì có thể bắt đầu đẻ. Gà nuôi ở nhà thì đẻ không kể mùa nhưng tối đa cũng chỉ 3 lứa/năm. Khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch gà sẽ thay lông, gà trống sẽ xấu tệ và ở giai đoạn này gà mái cũng không đẻ. Lúc nào mặt gà mái có màu đỏ hồng là báo hiệu sắp đẻ rồi đấy! Nếu thấy gà mái đỏ mặt thì các bạn nên nhốt hết những con gà trống mà mình không có ý định đúc với con mái đó lại. Chỉ thả duy nhất 1 con trống mà ta muốn đúc ra thôi! Cho gà trống ăn sung thì tỷ lệ gà trống thường cao hơn một tý nhưng tốt nhất là nên cho ăn đều nhau như thế gà con mới khoẻ mạnh được, còn trống hay mái rồi thì cũng sẽ có mục đích cả thôi. ^..^!!!
1.2 Tính cách:
Giống như tất cả các loài chim hoang dã khác, gà rừng có bản tính nhút nhát, nếu là gà ngoài tự nhiên chỉ cần thấy bóng người là biến! Dù bạn có nghe tiếng gáy cách bạn 300Cm nhưng cũng khó phát hiện được một chú gà rừng trống sặc sỡ chứ đừng nói đến thấy một em gà mái. Ta chỉ vô tình bắt gặp, thường dễ thấy nhất là ở những đám ruộng gần bìa rừng. Vì vào mùa sạ lúa gà sẽ kéo nhau xuống ruộng để ăn lúa mầm. Lúc này nếu ở vị trí thuận lợi ta có thể quan sát cảnh gà rừng ăn trông rất sinh động, cảm giác lúc đó vô cùng phấn khích. Hiện nay hiếm thấy được cảnh đó vì nếu có người thấy gà rừng ăn vào ban ngày thế nào ngay đêm đó cũng có kẻ vác súng đi tìm nơi gà rừng ngủ và .BÙMMMM! Chưa kể đến các tay đánh bẫy chuyên nghiệp chuyên lãng vãng nơi bìa rừng với câu hỏi thường trực trên môi: Dạ! Anh(chị) có thấy gà rừng ra ăn lúa không? Chỉ chỗ em bắn cho Kích thêm vài câu: Gà rừng mà phá lúa thì hư phải biết!. Hic! Chính vì thế gà rừng đã nhát nay còn nhát hơn!
Gà rừng rất hăng đánh nhau, lợi dụng đặc điểm này mà người ta (trong đó có tôi, hehe! Mà tôi thì không đáng kể-chơi cho vui thôi) bẫy bằng cách cột con gà mồi ở giữa và cắm dò hoặc giăng lưới xung quanh. Khi nghe tiếng gà mồi gáy, gà bỗi biết có kẻ xâm phạm lãnh địa và đi tìm để đuổi kẻ đó đi, không ngờ!
Tag: gà mái rừng gọi trống, cách nuôi gà rừng đẻ, cách nuôi gà rừng mồi, cách nuôi gà rừng mới bẩy về,cách chọn gà rừng mồi hay,cách làm chuồng nuôi gà rừng, cách huấn luyện gà rừng mồi, kỹ thuật chọn lọc gà rừng thuần chủng, phương pháp nhận dạng gà rừng thuần chủng, phân biệt nhận dạng gà rừng thuần chủng,phan biet ga rung thuan chung, mua bán gà rừng giống, trang trại gà rừng giống, cung cap ga rung giong, cung cấp gà rừng giống