/*! Ads Here */

Cua rơ tiếng Anh là gì

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt: Cúp truyền hình) là một sự kiện thể thao đặc biệt do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) tổ chức với đơn vị chủ lực là Ban Thể dục Thể thao của Đài, thường diễn ra vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 và kết thúc vào đúng 11 giờ 30 phút trưa ngày 30 tháng 4 hàng năm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là cuộc đua xe đạp có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn và sâu rộng nhất tại Việt Nam. Giải đấu đã trở thành một sự kiện thể thao gắn liền với ý nghĩa chính trị, lịch sử quan trọng nhân ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, đồng thời cuộc đua còn truyền tải những hình ảnh đẹp nhất của Việt Nam đến khán giả và bạn bè quốc tế.

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhThành lập26tháng 4 năm 1989; 32 năm trước(1989-04-26)Khuvực hoạtđộng Việt NamKhẩu hiệuNon sông liền một dải

Ra mắt lần đầu vào tháng 4 năm 1989 với lộ trình rất ngắn (TP.HCM - Đà Lạt và quay ngược lại), nhưng chỉ 2 năm sau đó, giải đấu đã được Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam công nhận nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia. Từ giải đấu thứ 5 (1993), cuộc đua lần đầu tiên có lộ trình xuyên Việt. Cho đến nay, cuộc đua đã trở thành một sự kiện vô cùng quan trọng được người dân và khán giả truyền hình cả nước mong chờ mỗi dịp tháng 4 về, đặc biệt đối với khán giả tại khu vực Nam Bộ, nơi bộ môn xe đạp đang phát triển rất mạnh. Các chặng đua của cuộc đua được truyền hình trực tiếp trên các kênh sóng của HTV, truyền hình trực tiếp trên HTV Thể thao và tiếp sóng sạch trên HTV9. Bài hát chủ đề của cuộc đua là bài hát Những bánh xe quay nhanh do nhạc sĩ Thập Nhất - Đinh Phong sáng tác.

Lịch sửSửa đổi

Tiền thân của cuộc đua này là một cuộc đua xe đạp do Phòng Thời sự HTV (sau này là Ban Thời sự HTV và hiện nay là Trung tâm Tin tức HTV) phối hợp với Phòng Thể dục thể thao (TDTT) quận Gò Vấp tổ chức vào năm 1988, bao gồm 4 chặng đua:Thành phố Hồ Chí Minh - Bảo Lộc - Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh với 15 đội đua tham dự.[1]

Những dấu mốc đáng nhớ của giải đấuSửa đổi

  • Năm 1988: HTV kết hợp cùng với Phòng TDTT quận Gò Vấp tổ chức giải đua lần đầu tiên.
  • Năm 1990-1992: Giải đấu mở rộng lộ trình ra miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ rồi vượt đèo lên các tỉnh Tây Nguyên.
  • Năm 1991: Giải được Tổng cục TDTT công nhận nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia.
  • Năm 1993: Lần đầu tiên, giải đấu tổ chức với hành trình xuyên Việt từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng lộ trình 1900km và đi qua 8 ngọn núi.
  • Năm 1994-1999: Những chặng đua đều có truyền hình trực tiếp.
  • Năm 1996: Lần đầu tiên, giải đấu có đội đua xe đạp nam khách mời quốc tế tham dự bên cạnh các đội đua xe đạp nam trong nước.[1]
  • Năm 2000-2003: HTV tổ chức thêm 2 lần đua xuyên Việt chào mừng thiên niên kỷ mới (2000) và Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
  • Năm 2005: Nhân dịp 30 năm ngày Giải phóng miền Nam, HTV tổ chức giải hướng lên Gia Lai & Đắk Lắk nơi xuất phát của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Cũng từ giải đấu này, giải đấu có mời tham dự các đội đua xe đạp nam đến từ nước ngoài để các đội đua xe đạp nam trong nước có cơ hội cọ xát và nâng cao trình độ.
  • Năm 2006: Giải đấu có thêm giải Áo trắng dành cho VĐV trẻ xuất sắc nhất theo từng chặng và chung cuộc.
  • Năm 2006-2007: Giải đấu mở rộng lộ trình ra thủ đô Viêng Chăn (Lào) và Phnôm Pênh (Campuchia).
  • Từ 2008: Giải đấu quay trở lại với lộ trình trong nước nhưng vẫn có sự tham dự của nhiều đội đua xe đạp quốc tế.[2]
  • Năm 2018: Giải đấu có linh vật chính thức.
  • Ngày 3 tháng 4 năm 2018: chính thức truyền hình trực tiếp toàn bộ tất cả những chặng đua xe đạp đường trường không gián đoạn, thay vì kế hoạch ban đầu. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành truyền hình thể thao tại Việt Nam.
  • Năm 2019: lần đầu tiên, toàn bộ các chặng đua của giải được truyền hình trực tiếp.
  • Năm 2020: Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cuộc đua xe đạp thực tế ảo mang tên "Niềm tin chiến thắng" đã được tổ chức để thay thế cho lịch thi đấu thường niên của giải. Giải được diễn ra từ ngày 25 đến 29 tháng 4. Sau đó, giải đấu chính thức được tổ chức từ ngày 19 tháng 5 đến ngày 7 tháng 6.
  • Năm 2021: Cuộc đua được tổ chức với lộ trình từ Cao Bằng - TPHCM với tổng số chặng đua là 22 và tổng lộ trình là 2313km.

Danh sách các lần tổ chứcSửa đổi

Lần Năm Các đội tham gia Số cua-rơ Số chặng đua Thời gian diễn ra 1 1989 ?? (Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty xuất nhập khẩu Tân Bình, Quận 1, Công An Nhân Dân, An Giang, Hà Nội,...) 4 (600km) 29/8 - 2/9[3]2 1990 ?? (Công ty xuất nhập khẩu Tân Bình,...) 5 3 1991 ?? (An Giang,...) 4 1992 23 (Khách sạn Thanh Bình,..) 114 7 5 1993 25 (Khách sạn Thanh Bình,...) 125 17 (1900km) 30/4 - 19/5[4]6 1994 ?? (Cảng Sài Gòn,...) 7 1995 ?? (Cảng Sài Gòn,...) 8 1996 17 (Cảng Sài Gòn, Viêng Chăn (Lào),...) 9 1997 ?? (Công an TP.HCM,...) 10 1998 ?? (Khách sạn Thanh Bình,..) 11 1999 ?? (An Giang, Cảng Sài Gòn, Quân khu 7,...) 12 2000 15 (Dược Domesco Đồng Tháp, BVTV An Giang, Khách sạn Thanh Bình, Vĩnh Long,...) 75 17 13 2001 16 (Ðồng Tháp, An Giang, Cảng Sài Gòn, Khách sạn Thanh Bình, Quân khu 7, Công an Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long,...) 10 (1104km) 21/4 - 30/4[5]14 2002 15 (Cảng Sài Gòn, Gò Vấp, Nghiệp vụ Đồng Tháp, Vĩnh Long, Nghiệp vụ Cần Thơ, An Giang, Namilux Hóc Môn, Dược Domesco Đồng Tháp, Khách sạn Thanh Bình, BVTV An Giang, Quân khu 7, Quận 1, Công an Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre) 75 10 (1057km) 21/4 - 30/4 15 2003 16 (Dược Domesco Đồng Tháp, Khách sạn Thanh Bình, Công an Tiền Giang, Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt, Bến Tre, BVTV An Giang, Trà Trâm Anh, Cần Thơ, Trẻ An Giang, Vĩnh Long, Quân đội, v.v) 76 18 (1920km) 12/4 - 30/4 16 2004 ?? (Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt, Dược Domesco Đồng Tháp, Hàn Quốc,...) 17 2005 17 (Khách sạn Thanh Bình, BVTV Sài Gòn - Dofilm[6], Trẻ BVTV Sài Gòn - Dofilm, Dược Domesco Đồng Tháp, BVTV An Giang, Agifish An Giang, Quân khu 7, Namilux Hóc Môn, Xổ số kiến thiết Tiền Giang, Bưu điện Bến Tre, Hàn Quốc, Thái Lan, Sri Lanka...) 14 (1497km) 16/4 - 30/4[7]18 2006 11 (BVTV An Giang, BVTV Sài Gòn - Dofilm, Bưu điện Bến Tre, Dược Domesco Đồng Tháp Eximbank, Hà Nội, Huế, Quân khu 7, Nông nghiệp Sài Gòn - Paksé, ADC Truyền hình Vĩnh Long, Cần Thơ & Không quân Hoàng Gia Thái Lan) ~100 19 (2271km) 9/4 - 30/4 19 2007 17 (BVTV An Giang, BVTV Sài Gòn, Bưu điện Bến Tre, Bình Dương, Cần Thơ, Dofilm, Dược Domesco Ðồng Tháp Vinasun, Mobifone Hà Nội, Hậu Giang, Quân đội, Quận 1, Quân khu 7, Vĩnh Long, Vinamit [tách ra từ Dofilm], Malaysia, Campuchia và Hàn Quốc) 85 13 (1470km) 18/4 - 30/4 20 2008 16 (Dược Domesco Đồng Tháp, Dofilm TP.HCM, BVTV An Giang, BVTV Sài Gòn, Viễn Thông Bến Tre, Cấp thoát nước môi trường Bình Dương, Phân bón Cò bay Cần Thơ, Hà Nội, TM - DV Phước Lợi - Thừa Thiên Huế, Quân đội, Quân khu 7, Vĩnh Long, Seoul (Hàn Quốc), Malaysia, Quảng Tây (Trung Quốc), Champasak Lào) 90 18 (2237km) 10/4 - 30/4 21 2009 16 (BVTV An Giang, BVTV Sài Gòn 1, BVTV Sài Gòn 2, Trung tâm sản xuất giống An Giang, Viễn thông Bến Tre, Cấp thoát nước môi trường Bình Dương, Dược Domesco Đồng Tháp, Quân đội, Quân khu 7, Trẻ Domesco Đồng Tháp, Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Long, Mông Cổ, Lào, Seoul Hàn Quốc) 8 (900km) 22/4 - 30/4 22 2010 14 (Dược Domesco Đồng Tháp, Trẻ Domesco Đồng Tháp, BVTV An Giang, Trung tâm Sản xuất giống An Giang, BVTV Sài Gòn 1, BVTV Sài Gòn 2, ADC Truyền hình Vĩnh Long, ADC Pharma Vĩnh Long, Vinasun TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Quân đội, Quân khu 7, Mông Cổ) 90 17 (2200km) 10/4 - 30/4 23 2011 14 (ADC Truyền hình Vĩnh Long, Domesco Đồng Tháp 1, Domesco Đồng Tháp 2, BVTV Sài Gòn 1, BVTV Sài Gòn 2, Vinamit [đội mới], Quân khu 7, Quân đội, Đống Đa Hà Nôi, BVTV An Giang, Đồng Nai, Cần Thơ,...) >80 9 (1075km) 21/4 - 30/4 24 2012 11 (ADC Truyền hình Vĩnh Long, BVTV Sài Gòn, Domesco Đồng Tháp, Dược Đồng Tháp, BVTV An Giang, Vinamit TP.HCM, Quân khu 7, Cần Thơ, Đồng Nai, Bến Tre, Đống Đa Hà Nội, Bình Dương) 77 15 (1768km) 14/4 - 30/4 25 2013 11 (BVTV Sài Gòn, Eximbank TP.HCM, Quân khu 7, Quân đội, ADC Truyền hình Vĩnh Long, BVTV An Giang, Domesco Đồng Tháp, Cỏ May Đồng Tháp, BTV Bình Dương, Bến Tre, Đống Đa Hà Nội) 75 16 (2000km) 13/4 - 30/4 26 2014 12 (Suntek Sao Việt TP.HCM[8], Eximbank TP.HCM, Quân khu 7, Quân đội, Bến Tre, VTV Cần Thơ, Đống Đa - Hà Nội, ADC Truyền hình Vĩnh Long, BVTV An Giang, Dược Domesco Đồng Tháp, Cỏ May Đồng Tháp, Thanh Sơn Hóa Nông - Vĩnh Long) 84 11 (1173km) 19/4 - 30/4 27 2015 12 (Thành phố Hồ Chí Minh Anh văn Hội Việt Mỹ [VUS], Mathasium TPHCM, Quân Khu 7, ADC Truyền hình Vĩnh Long, Thanh Sơn Hoá Nông - Vĩnh Long, Dược Domesco Đồng Tháp, Dogarlic Đồng Tháp, Hạt Ngọc Trời An Giang, VTV Cần Thơ, BTV Bình Dương, Bến Tre, Hà Nội) 84 19 (2000km) 11/4 -30/4 28 2016 13 (VUS TP.HCM, Mathnasium TP.HCM, Quân khu 7, Quân đội, Bến Tre, BTV Bình Dương, VTV Cần Thơ, Đống Đa Hà Nội, ADC Truyền hình Vĩnh Long, Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang, BVTV An Giang, Dược Domesco Đồng Tháp, Dogarlic Đồng Tháp) 78 19 (2100km) 10/4 -30/4 29 2017 13 (VUS TP.HCM, Mathnasium TP.HCM, Quân khu 7, Quân đội, Bikelife Đồng Nai, Đại Nam Bình Dương, Cần Thơ, Hà Nội, Premium Vĩnh Long [9], Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang, BVTV An Giang, Dược Domesco Đồng Tháp, Calytos Đồng Tháp) 78 20 (2000km) 9/4 - 30/4 30 2018 13 (VUS TP.HCM, Minh Giang TP.HCM, Quân khu 7, Quân đội, Bikelife Đồng Nai, Ynghua Đồng Nai, Cần Thơ, Hà Nội, Premium Vĩnh Long, Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang, BVTV An Giang, Dược Domesco Đồng Tháp, Calytos Đồng Tháp) 78 30 (3267km) 29/3 -30/4 31 2019 12 (VUS TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh MM Mega Market[10], Quân khu 7 Trisport International, Quân đội Trisport International, Bikelife Đồng Nai, Ynghua Đồng Nai, RDCO Vĩnh Long[11], Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang, Tập đoàn Lộc Trời An Giang[12], Dược Domesco Đồng Tháp, Calytos Đồng Tháp, Nhựa Bình Minh Bình Dương) 83 16 (2000km) 13/4 - 30/4 - 2020 5 (Mega Market Thành phố Hồ Chí Minh [TP HCM]; Bikelife Đồng Nai [TP Biên Hòa]; Dược Domesco Đồng Tháp [Cao Lãnh]; Quân khu 7 [nhà thi đấu Quân khu 7], Lộc Trời An Giang [TP Nha Trang]) 6 (250km) 24/4 - 29/4 32 12 (TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh MM Mega Market, Quân Khu 7, Quân đội, Bikelife Đồng Nai, Ynghua Đồng Nai, Tập đoàn Lộc Trời An Giang, Dược Domesco Đồng Tháp, Dopagan Đồng Tháp, 620 Châu Thới Vĩnh Long [13], Nhựa Bình Minh Bình Dương, Hà Nội) 82 18 (2183km) 19/5-7/6[14]33 2021 15 (NEWGROUP TP.HCM, VINAMA TP.HCM, Quân khu 7, Quân đội, Bike Like Đồng Nai, YngHua Đồng Nai, 620 Châu Thới Vĩnh Long, Nhựa Bình Minh Bình Dương, Tập đoàn Lộc trời An Giang, Dược Domesco Đồng Tháp, Dopagan Đồng Tháp, Hà Nội, Gạo Hạt Ngọc Trời, Đội tuyển trẻ Việt Nam và Cần Thơ) ~100 22 (2450km) 6/4-30/4

Danh sách các tay đua đoạt giải chung cuộc qua các nămSửa đổi

Lưu ý: Con số được để trong dấu ngoặc vuông cạnh tên vận động viên là số lần đoạt danh hiệu của vận động viên đó.

Giải Áo vàngSửa đổi

Lần Năm Vận động viên Đội Ghi chú 1 1989 Lư Hồng Đức Công an nhân dân 2 1990 Vương Chí Thành Xuất nhập khẩu Tân Bình 3 1991 Ngô Quốc Dũng An Giang 4 1992 Trương Huy Hồng Khách sạn Thanh Bình 5 1993 Huỳnh Kim Hùng Khách sạn Thanh Bình 6 1994 Nguyễn Văn Hiệp Cảng Sài Gòn 7 1995 Võ Hải Thanh Cảng Sài Gòn Giành luôn áo chấm đỏ 8 1996 Võ Hải Thanh [2] Cảng Sài Gòn 9 1997 Trương Quốc Thắng Công an TP.HCM 10 1998 Trương Quốc Thắng [2] Khách sạn Thanh Bình 11 1999 Nguyễn Thành Quyết Cảng Sài Gòn 12 2000 Nguyễn Hữu Đức BVTV An Giang Sau đính chính tên là Nguyễn Văn Đức 13 2001 Trương Quốc Thắng [3] Khách sạn Thanh Bình Giành luôn áo chấm đỏ 14 2002 Trương Quốc Thắng [4] Khách sạn Thanh Bình 15 2003 Trịnh Phát Đạt Domesco Đồng Tháp Giành luôn áo xanh 16 2004 Park Sung-baek Hàn Quốc 17 2005 Suh Seok-kyu Hàn Quốc 18 2006 Lê Nguyễn Thành Nhân BVTV An Giang 19 2007 Oh Se-yong Hàn Quốc 20 2008 Nguyễn Văn Đức [2] BVTV An Giang Còn có tên là Nguyễn Hữu Đức 21 2009 Gong Hyo-suk Hàn Quốc Giành luôn áo chấm đỏ 22 2010 Tugundur Tuulkhangai Mông Cổ 23 2011 Hồ Văn Phúc ADC Truyền hình Vĩnh Long 24 2012 Bùi Minh Thụy ADC Truyền hình Vĩnh Long 25 2013 Trần Thanh Điền BVTV Sài Gòn Giành luôn áo trắng 26 2014 Hồ Huỳnh Vạn An BVTV An Giang Giành luôn áo xanh 27 2015 Nguyễn Trường Tài VUS TPHCM 28 2016 Nguyễn Trường Tài [2] VUS TPHCM 29 2017 Alex Ariya Phounsavath VUS TP.HCM 30 2018 Nguyễn Thành Tâm Gạo Hạt ngọc trời An Giang Là VĐV duy nhất giành đủ 4 màu áo (áo trắng 2012, áo chấm đỏ 2013, áo xanh 2016, áo vàng 2018) 31 2019 Javier Sarda Perez VUS TP.HCM - 2020 Lê Ngọc Sơn Tập đoàn Lộc Trời An Giang Áo vàng giải đua xe đạp thực tế ảo "Niềm tin chiến thắng" 32 Javier Sarda Perez [2] TP.HCM Giành luôn áo chấm đỏ 33 2021 Loic Desriac Bike Life Đồng Nai

Giải Áo xanh (vua nước rút - thắng chặng nhiều nhất)Sửa đổi

Lần Năm Vận động viên Đội Ghi chú 1 1989 2 1990 3 1991 4 1992 5 1993 6 1994 7 1995 8 1996 9 1997 10 1998 11 1999 Võ Ngọc Long Quân khu 7 12 2000 13 2001 Nguyễn Nam Cực Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt 14 2002 Nguyễn Nam Cực [2] Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt 15 2003 Trịnh Phát Đạt Domesco Đồng Tháp Giành luôn áo vàng 16 2004 Nguyễn Nam Cực [3] Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt 17 2005 Park Sung-baek Hàn Quốc 18 2006 Đỗ Tuấn Anh Domesco Đồng Tháp Eximbank 19 2007 Đỗ Tuấn Anh [2] Domesco Đồng Tháp Vinasun 20 2008 Lê Văn Duẩn Dofilm TP.HCM 21 2009 Đỗ Tuấn Anh [3] Domesco Đồng Tháp 22 2010 Đỗ Tuấn Anh [4] Domesco Đồng Tháp 23 2011 Đỗ Tuấn Anh [5] Domesco Đồng Tháp 1 24 2012 Lê Văn Duẩn BVTV Sài Gòn 25 2013 Lê Văn Duẩn [3] Eximbank TP.HCM 26 2014 Hồ Huỳnh Vạn An BVTV An Giang Giành luôn áo vàng 27 2015 Lê Văn Duẩn [4] VUS TPHCM 28 2016 Nguyễn Thành Tâm Gạo Hạt ngọc trời An Giang 29 2017 Lê Nguyệt Minh Mathnasium TP.HCM 30 2018 Lê Nguyệt Minh [2] Minh Giang TP.HCM 31 2019 Lê Nguyệt Minh [3] Thành phố Hồ Chí Minh MM Mega Market 32 2020 Nguyễn Tấn Hoài Dược Domesco Đồng Tháp 33 2021 Nguyễn Tấn Hoài Dược Domesco Đồng Tháp

Giải Áo chấm đỏ (vua leo núi)Sửa đổi

Lần Năm Vận động viên Đội Ghi chú 1 1989 2 1990 3 1991 4 1992 5 1993 6 1994 7 1995 Võ Hải Thanh Cảng Sài Gòn [15]8 1996 9 1997 Mai Công Hiếu Domesco Đồng Tháp 10 1998 11 1999 12 2000 Trịnh Phát Đạt Domesco Đồng Tháp 13 2001 Trương Quốc Thắng Khách sạn Thanh Bình Giành luôn áo vàng 14 2002 Nguyễn Hữu Hiền BVTV An Giang 15 2003 Mai Công Hiếu Domesco Đồng Tháp 16 2004 Trịnh Phát Đạt Domesco Đồng Tháp 17 2005 Trịnh Phát Đạt Domesco Đồng Tháp 18 2006 Mai Công Hiếu Domesco Đồng Tháp Eximbank 19 2007 Gong Hyo-Suk South Korea 20 2008 Trịnh Phát Đạt Domesco Đồng Tháp 21 2009 Gong Hyo-Suk South Korea Giành luôn áo vàng 22 2010 Mai Nguyễn Hưng BVTV Sài Gòn 1 23 2011 Lê Ngọc Sơn Dược Domesco Đồng Tháp 2 24 2012 Lê Ngọc Sơn [2] Dược Domesco Đồng Tháp 25 2013 Nguyễn Thành Tâm BVTV An Giang 26 2014 Đinh Quốc Việt Suntek Sao Việt TP.HCM 27 2015 Nguyễn Tấn Hoài Dược Domesco Đồng Tháp 28 2016 Nguyễn Tấn Hoài [2] Dược Domesco Đồng Tháp 29 2017 Phan Hoàng Thái Dược Domesco Đồng Tháp 30 2018 Loic Desriac Bike Life Đồng Nai 31 2019 Mirsamad Pourseyedi Tập đoàn Lộc Trời An Giang 32 2020 Javier Sarda Perez TP.HCM Giành luôn áo vàng 33 2021 Javier Sarda Perez TP.HCM Vinama

Giải Áo trắng (tay đua trẻ xuất sắc nhất)Sửa đổi

Lần Năm Vận động viên Đội Ghi chú 18 2006 Bùi Minh Thụy (1989) ADC Truyền hình Vĩnh Long BTC lần đầu đặt ra giải Áo trắng 19 2007 Mai Nguyễn Hưng (1988) Vinamit 20 2008 Bùi Minh Thụy (1989) [2] ADC Truyền hình Vĩnh Long 21 2009 Jang Gyung-Gu (1990) South Korea 22 2010 Bùi Minh Thụy (1989) [3] ADC Truyền hình Vĩnh Long 23 2011 Trần Thanh Nhanh (1993) BVTV Sài Gòn 1 24 2012 Nguyễn Thành Tâm (1992) BVTV An Giang 25 2013 Trần Thanh Điền (1996) BVTV Sài Gòn Giành luôn Áo Vàng 26 2014 Phạm Hoàng Thái (1998) Dược Domesco Đồng Tháp 27 2015 Nguyễn Hoàng Giang (1995) Gạo Hạt ngọc trời An Giang 28 2016 Huỳnh Thanh Tùng (1996) Quân khu 7 29 2017 Nguyễn Nhật Nam (1997) Dược Domesco Đồng Tháp 30 2018 Ngô Văn Phương (1998) BVTV An Giang 31 2019 Nguyễn Quốc Bảo (1999) Dược Domesco Đồng Tháp 32 2020 Nguyễn Văn Bình (2002) Thành phố Hồ Chí Minh MM Mega Market 33 2021 Lê Hải Đăng (2003) Dược Domesco Đồng Tháp

Giải vô địch đồng độiSửa đổi

Lần Năm Đội Ghi chú 1 1989 2 1990 3 1991 4 1992 5 1993 6 1994 7 1995 Cảng Sài Gòn [15]8 1996 9 1997 10 1998 11 1999 12 2000 13 2001 Domesco Đồng Tháp 14 2002 Domesco Đồng Tháp [16]15 2003 Domesco Đồng Tháp 16 2004 Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt 17 2005 South Korea 18 2006 BVTV Sài Gòn - Dofilm 19 2007 South Korea 20 2008 Domesco Đồng Tháp 21 2009 South Korea 22 2010 Mongolia 23 2011 Dược Domesco Đồng Tháp 1 24 2012 Dược Domesco Đồng Tháp 25 2013 Dược Domesco Đồng Tháp 26 2014 Suntek Sao Việt 27 2015 Gạo Hạt ngọc trời An Giang 28 2016 Gạo Hạt ngọc trời An Giang 29 2017 Dược Domesco Đồng Tháp 30 2018 VUS TP.HCM 31 2019 VUS TP.HCM - 2020 Dược Domesco Đồng Tháp Giải đua thực tế ảo "Niềm tin chiến thắng" 32 TP.HCM 33 2021 Bike Life Đồng Nai

Ảnh hưởng và tiếp nhậnSửa đổi

Từ giải thi đấu mang đậm tính phong trào, tính quần chúng, cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh dần khẳng định đây là một giải đấu "Uy tín Chất lượng Ý nghĩa":

  • Uy tín: Giải thi đấu quy tụ hầu như tất cả các vận động viên tên tuổi, các đối thủ mạnh nhất của làng xe đạp Việt Nam cùng với các đội đua quốc tế đến từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Ukraina và Tây Ban Nha
  • Chất lượng: Giải đấu có chất lượng chuyên môn ngày càng cao.
  • Ý nghĩa: nhằm Chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.[2]

Về kỹ thuật truyền hìnhSửa đổi

Năm 1993, cuộc đua xe đạp xuyên Việt lần đầu tiên được tổ chức nhân kỷ niệm 5 năm Cúp truyền hình được tổ chức. Không chỉ có ý nghĩa về mặt thể thao, mà với ban tổ chức là Đài Truyền hình TP.HCM, đây cũng là lần đầu tiên HTV truyền hình trực tiếp một sự kiện thể thao, một sự trưởng thành vượt bậc về chuyên môn với những người làm báo hình ở thành phố mang tên Bác.

Ông Lê Văn Phú, thành viên Ban tổ chức thời điểm đó chia sẻ: "Ở hồ Hoàn Kiếm, lần đầu chúng ta làm trực tiếp xe đạp nhờ sự hỗ trợ của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) để cuộc đua đi vào lòng quần chúng. Ở Thành phố Hồ Chí Minh không trực tiếp được nhưng Hoàn Kiếm lại làm được. Đây là cột mốc cho ngành truyền hình chúng ta".[4]

Ngày 3 tháng 4 năm 2018, HTV lần đầu tiên trực tiếp toàn chặng không gián đoạn cho chặng đua Thanh Hóa Nghệ An ở cúp xe đạp truyền thống của mình. Sự tiến bộ về kỹ thuật trực tiếp và cách thức tổ chức đã tạo rất nhiều bất ngờ cho khán giả, từ đó kéo theo lượng lớn người yêu xe đạp đồng hành cùng đoàn đua qua sóng truyền hình cũng như mạng xã hội. Với sức lan tỏa mạnh ngoài dự kiến, HTV đã trực tiếp hầu hết các chặng đua còn lại thay vì chỉ 21/30 chặng như kế hoạch ban đầu. Đỉnh điểm là chặng Huế Đà Nẵng (qua đèo Hải Vân trong mưa lớn) và chặng Nha Trang Đà Lạt (qua đèo Ngoạn Mục với địa hình đồi núi phức tạp), tín hiệu trực tiếp vẫn rất ổn định, mở ra giai đoạn mới của truyền hình thể thao tại Việt Nam.

Năm 2019, HTV lần đầu tiên tổ chức truyền hình trực tiếp tất cả các chặng đua của Cúp Truyền hình[17]. Với số lượng camera được tăng cường nhiều hơn (tổng cộng khoảng gần 20 máy) và kỹ thuật truyền dẫn tiếp tục cải tiến, khán giả yêu xe đạp đã được theo sát các diễn biến trên đường đua. Nhờ đó, HTV tiếp tục nâng cao vị thế của cuộc đua này.

Thống kêSửa đổi

  • Người đoạt áo Vàng nhiều nhất:Trương Quốc Thắng(4 lần: 1997, 1998, 2001, 2002)
  • Người đoạt áo Xanh nhiều nhất: Đỗ Tuấn Anh (5 lần: 2006, 2007, 2009, 2010, 2011)
  • Đội đoạt áo Vàng nhiều nhất: Khách sạn Thanh Bình (5 lần: 1992, 1993, 1998, 2001, 2002)
  • Cua-rơ đầu tiên thâu tóm đủ 4 áo danh giá của cuộc đua (chưa kể vị trí nhất đồng đội): Nguyễn Thành Tâm (áo trắng 2012, áo đỏ 2013, áo xanh 2015, áo vàng 2018)
  • Cua-rơ nhỏ tuổi - lớn tuổi nhất đoạt áo Vàng:Trần Thanh Điền(16 tuổi 315 ngày) - Nguyễn Văn Đức (30 tuổi)
  • Cua-rơ chiến thắng với khoảng cách thời gian sít sao nhất: NguyễnTrường Tài (Khoảng cách: 0,6 giây, năm 2016).
  • Chặng đua dài nhất: chặng Pleiku (Gia Lai) - Tuy Hòa (Phú Yên) (2019) với lộ trình 220km.[18]

Nhà tài trợSửa đổi

Đơn vị truyền thôngSửa đổi

  • Công ty cổ phần Đông Tây Promotion (2000 - 2019)
  • Madison Group (2019)
  • PSC Media (2020 - nay)

Tài trợ chínhSửa đổi

  • Thép Việt Úc (2000-2004)
  • Tân Hiệp Phát (1999-2014)
  • Công ty Tribeco (1998-2008)
  • Fujiflim (2003-2005)
  • Thép Pomina (2005-2010)
  • Sabeco (2013-2014)
  • Tôn Hoa Sen (2015)
  • Tôn Đông Á (2016-2018 và 2021-nay)
  • TCP Group (Redbull, Warrior) (2019)
  • Vingroup (Vinfast) (2019)
  • Masan Group (Hổ Vằn, Vinacafe), Hòa Phát (2020)
  • Dapha, ADC, Robot (2020)

Các đơn vị hỗ trợ khácSửa đổi

  • Minh Flim Media
  • Công ty Đại Phát (Dapha)
  • TC
  • ADC
  • Việt Hưng Phát

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b 15 năm ấy biết bao nhiêu là tình. Báo Bình Định.
  2. ^ a b Đề cử 14: Thành phố Hồ Chí Minh Nơi tổ chức cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình đầu tiên, có quy mô lớn nhất.
  3. ^ 30 năm một chặng đường Cúp Truyền hình TPHCM. Thể Thao TP.HCM.
  4. ^ a b Cuộc đua xe đạp xuyên Việt đầu tiên và những kỷ niệm không thể quên. VTV.vn.
  5. ^ Khởi động đường đua Cúp Truyền Hình Thành phố Hồ Chí Minh 2001. HTV. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2001.
  6. ^ Tên cũ Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt.
  7. ^ ôm nay (17/4): Khai mạc cuộc đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2005. HTV. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2005.
  8. ^ Tên cũ BVTV Sài Gòn
  9. ^ Tên cũ ADC Truyền Hình Vĩnh Long
  10. ^ Tên cũ Minh Giang TP.HCM
  11. ^ Tên cũ Premium Vĩnh Long
  12. ^ Tên cũ BVTV An Giang
  13. ^ Tên cũ là RDCO Vĩnh Long
  14. ^ Cúp xe đạp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 18 chặng. Thể thao SGGP.
  15. ^ a b Những tượng đài đã mất: Đội xe đạp chỉ còn trong ký ức. Thanh Niên.
  16. ^ Cúp Xe Ðạp Toàn Quốc năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2003.
  17. ^ Những câu chuyện phía sau đường đua.
  18. ^ Cúp xe đạp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp toàn bộ 16 chặng đua. Thanh Niên.

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách chương trình phát sóng trên HTV
  • Bảng tính điểm của Liên đoàn Xe đạp-Mô tô thể thao Việt Nam

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • HTV Thể thao trên Facebook
  • HTV Sports trên YouTube

Video liên quan

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

Responsive Ad

/*! Ads Here */

Billboard Ad

/*! Ads Here */