/*! Ads Here */

Cộng hưởng trong văn học là gì

Cộng hưởng: đơn giản mà vi diệu

phunghuy
6 years ago

Có những câu hỏi hết sức đơn giản mà lại rất khó tìm câu trả lời. Tại sao có người thích nhạc A trong khi những người khác lại điên cuồng vì nhạc B? Tại sao cùng một nội dung mà có người lĩnh hội được và nhiều người vật vã không hiểu nổi? Tại sao lại nói là cái định mệnh?Cộng hưởng

Khi nhắc tới cộng hưởng chúng ta thường liên hệ tới lĩnh vực vật lý nhằm mô tả những dao động riêng bị tác động bởi một (hoặc nhiều) dao động khác có cùng tần số làm cho biên độ của dao động đó đạt giá trị cực đại. Ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, đơn giản như truyền thanh, truyền hình và phức tạp như sử dụng máy cộng hưởng từ trong y học. Nhưng cộng hưởng trong bài này không chỉ là mộthiện tượng vật lýmà làmộtquy luật vận hànhcủa rất nhiều khía cạnh khác trong đời sống xã hội, nếu không muốn nói là mọi thứ trong vũ trụ. Thật ngây thơ để khái quát hoá một(vài) hiện tượng thành quy luật nhưng đôi khi sự chiêm nghiệm sâu sắc và quan sát tinh tế lại có những giá trị nhất định nào đó mà ta chưa thể biết được.

Nhiều năm trước đây (12 năm) mình đọc một cuốn sách và vô tình nghe tới thành ngữ: đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu nói tới những thứ tương đồng thì thưởng cộng hưởng với nhau. Một cách cơ học, vì chúng gần hoặc chung tần số. Ở khía cạnh khác thì người ta cũng nói đó chính là sự đồng điệu trong tâm hồn hay đơn giản là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Những câu nói trong dân gian thường dùng những thứ đơn giản để mô tả những điều phức tạp. Nhưng nếu cho rằng những câu nói đó thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật tại thời điểm đó thì lại rất hàm hồ. Chẳng hạn như trước đây khi nhận xét về các tư tưởng triết học cổ đại, thầy dạy triết hay kết luận rằng những tư tưởng đó còn mông muội, sơ đẳng, quy đồng mọi thứ về những vật chất thô sơ để làm nổi bật cho một triết thuyết khác (phê phán ngũ hành, tứ đại). Nhưng nếu xét cho kỹ thì có rất nhiều nhận định tự cổ chí kim lại khá tương đồng theo một góc độ nào đó. Đơn cử một ví dụ, Albert Einstein, từ năm 1916,dựa trênthuyết tương đối rộngcủa ông đã dự đoán có sóng hấp dẫn và gần đây các nhà khoa học đã tìm thấy sóng này, một bước tiến mới để giúp con người hiện tại hiểu tốt hơn về vũ trụ. Tuy nhiên, nỗ lực của con người cố gắng hiểu về vũ trụ thì không phải đến Albert Einstein mới có. Lão Tử, một triết gia thời Trung Hoa cổ đại nhận định:

Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa.

Trong tiếng Việt, khi nhắc tới đạo thì người ta hay liên tưởng tới các tôn giáo (hoặc giáo phái) hay ám chỉ một phạm trù khác (đạo đức). Thực tế thì đạo chỉ là một cách định danh, và chính vì những cách định danh mà xảy ra không ít các vấn đề xã hội. Từ việc định danh mà con người có tư duy phân loại (categorical thinking), dẫn đến sự ra đời của trật tự, thứ bậc và phân biệtNếu không có tri nhận và tên gọi về màu da, chủng tộc thì chắc gì đã có vấn đề phân biệt đối xử. Tất cả những khái niệm, tên gọi đều do con người (cùng) tạo ra và sau đó những danh xưng đó lại làm bó hẹp tư duy và ảnh hưởng tới nhãn quan của mỗi người. Chẳng hạn như khái niệm về giới, một khái niệm rất tương đối. Nếu như trước đây người ta vẫn tin rằng có hai giới Nam/Nữ thì theo thời gian khái niệm chẳng còn đúng nữa.

Trở lại vấn đề sóng và cộng hưởng, chúng ta sẽ nói rằng thật ngây ngô và thiếu hiểu biết khi đánh đồng Lão Tử,Albert Einstein, và các nhà khoa học nhóm LIGO phát hiện ra sóng hấp dẫn. Mặc nhiên, mỗi thế hệ, mỗi cá nhân mang đến những giá trị khác nhau nhưng chúng ta chẳng thể phủ nhận rằng họ (và chúng ta) đều có thể cảm quan về vũ trụ theo một cách nào đó. Nói tới cộng hưởng, nếu chúng ta coi vạn vật trong vũ trụ đều là vật chất(khái niệm của triết học Mác-Lê), kể cả ý thức hay tàng thức của con người cũng là các năng lượnghay vật chất cao cấp thì cộng hưởng sẽ được hiểu nhưng một sự vận động hết sức tự nhiên, chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. ĐẠO vốn dĩ yên lặng, vô hình cho nên vạn vật luôn cố gắng tự cân bằng để trở về trạng thái yên lặng. Nhưng muôn vàn lực và xung lực đã và đang tác động lẫn nhau, vừa cộng hưởng, vừa triệt tiêu nhau nên mới có luôn hồi sinh tử. Niết bàn hay đắc đạochính là vượt ra ngoài sự cộng hưởng, cho dù sự cộng hưởng đó tốt hay xấu. Nhưng nếu không vượt ra được thì có nhận biết về sự tồn tại của cộng hưởng tuân theo những dao động của chúng thì sẽ tốt hơn.

Nikola Tesla,mộtnhà phát minh,nhà vật lý,kỹ sư cơ khívàkỹ sư điệnngười Mỹ gốc Serbia từng nói:

If you want to find the secrets of the universe, think in terms of energy, frequency and vibration. Nếu bạn muốn biết những bí mật của vũ trụ, hãy tư duy dựa vào năng lượng, tần số, và sự dao(rung) động.

Ông được biến đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vựcđiện và từ trườngtrong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Nhưng sinh thời, ông bịbị cô lập và bị coi là một nhàbác học điênlúc cuối đời. Có lẽ tần số tư tưởng của những người ở thời của ông chẳng thể cộng hưởng được với những cái thấy của ông.

FOLI: Chẳng có biến chuyển nào mà không có nhịp (there is no movement without rhythm)

YouTube Poster

YouTube Poster

Share this:

Related

  • Lăng kính
  • September 2, 2015
  • In "Cảm nhận, Chiêm nghiệm"
  • Chủ & Khách trong đời sống công nghệ
  • August 13, 2015
  • In "Teacher Education Sư Phạm"
  • Blended Learning | Mô Hình Học Tập Kết Hợp
  • October 27, 2012
  • In "Cảm nhận, Chiêm nghiệm"
Categories: Cảm nhận, Chiêm nghiệm
Leave a Comment

Video liên quan

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

Responsive Ad

/*! Ads Here */

Billboard Ad

/*! Ads Here */