Dấu hiệu cơn gò sắp sinh hay cơn gò chuyển dạ như thế nào là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc trong những tháng cuối thai kỳ, nhất là với chị em lần đầu mang thai. Khi nào thì cơn gò chuyển dạ bắt đầu và có cảm giác như thế nào, hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ chi tiết trong bài viết sau.
1. Cơn gò chuyển dạ là gì? Phân biệt cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý
Cơn gò chuyển dạ được phân thành hai loại đó là cơn gò chuyển dạ đủ tháng thường diễn ra sau 37 tuần và cơn gò chuyển dạ sinh non thường từ tuần 22 đến tuần thứ 37 trong thai kỳ. Khi cơn gò chuyển dạ thật sự xuất hiện, các cơn đau của thai phụ sẽ tăng dần lên và kéo dài hơn, không chỉ vậy mà tần suất cũng sẽ dồn dập hơn. Đây là những dấu hiệu việc sinh con của sản phụ sẽ diễn ra trong một vài giờ tới tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà có những thời gian chuyển dạ khác nhau.
Trong thời gian mang thai mẹ dễ nhầm lẫn giữa cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ vì chúng có dấu hiệu khá giống nhau. Để phân biệt hai tình trạng này mẹ nên dựa vào những đặc điểm sau.
Cơn gò sinh lý có đặc điểm:
Diễn ra không lâu cũng không liên tục chỉ khoảng 30s 60s/lần
Mỗi khi cơn gò đến không quá đau đớn, chỉ là những cơn đau tức nhẹ có thể chịu đựng được
Hiện tượng thường xuất hiện khi thai nhi chuyển động, nguyên nhân có thể đến từ việc mẹ tác động vào bụng, bàng quang đầy nước hoặc là khi hai vợ chồng quan hệ.
Cơn gò này cũng không có dấu hiệu của việc tăng dần hay ngày càng đau và nhiều hơn.
Có thể xuất hiện khi mẹ cảm thấy mệt, đi lại nhiều.
Cơn gò khi chuyển dạ có đặc điểm:
Khi cơn gò chuyển dạ đến thai phụ sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới, khu vực lưng. Cơn đau tăng dần và lan dần khắp vùng bụng, không chỉ vậy mà mẹ còn có thể cảm thấy đau cả 2 bên bắp đùi và 2 bên sườn.
Đặc biệt khu vực vùng xương chậu có cảm giác căng cơ, bị chèn ép rất mạnh.
Đau do cơn gò chuyển dạ có cảm giác như đau bụng kinh nhưng với một cường độ mạnh hơn.
Cơn co liên tục xuất hiện dù mẹ đã ngồi nghỉ ngơi nhưng cũng không có dấu hiệu thuyên giảm.
Bắt đầu xuất hiện hiện tượng bung nút nhầy, ra máu màu hồng nhạt
2. Cơn gò tử cung sinh non có dấu hiệu thế nào?
Nếu như xuất hiện cơn gò chuyển dạ trước tuần 37 của thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Cơn gò chuyển dạ sinh non có đặc điểm tương tự với cơn gò chuyển dạ khi thai kỳ đủ tháng. Cơn đau xuất hiện theo chu kỳ khoảng 10 12 phút. Khi cơn đau đến thai phụ cảm giác căng tử cung và bụng sẽ cảm thấy căng cứng hơn.
Khi cơn gò tử cung sinh non xuất hiện thai phụ cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để có thể thực hiện kiểm tra, thăm khám theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt mẹ không được bỏ qua nếu như cơn đau đến kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay có nước bị chảy ra từ âm đạo.
Việc thăm khám thai sớm, định kỳ cũng có thể dự đoán hoặc tầm soát được hiện tượng sinh non. Nếu nằm một trong các trường hợp sau, mẹ bầu có nguy cơ cao sẽ sinh non hơn bình thường:
Mang là đa thai
Tử cung, cổ tử cung hay nhau thai có dấu hiệu bất thường
Trước khi mang thai, trong khi mang thai thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,
Duy trì thói quen không tốt cho sức khỏe: ăn đồ ăn nhanh, thường xuyên thức khuya, làm việc nặng nhọc, thường xuyên mệt mỏi,
Trước đây từng có tiền sử sinh non
Trước hoặc trong khi mang thai bị béo phì
Khi mang thai không thăm khám định kỳ, chăm sóc theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
3. Dấu hiệu cơn gò sắp sinh cụ thể thế nào?
3.1 Giai đoạn sớm trước chuyển dạ
Cơn gò xuất hiện tăng dần cả về cường độ lẫn tần suất. Khi mới xuất hiện thì sẽ nhẹ nhàng, cơn đau cũng thưa thớt nhưng càng đến gần lúc sinh thì mỗi cơn gò sẽ xuất hiện liên tục với cường độ mạnh hơn để đẩy thai nhi ra ngoài.
3.2 Cơn gò chuyển dạ thực sự
Khi cơn gò chuyển dạ thực sự đến, cơn đau sẽ đến nhiều, đau nhất là ở khu vực vùng lưng và bụng dưới. Khi ấy bác sĩ kiểm tra độ mở của cổ tử cung đã sàng cho việc đẩy bé ra ngoài hay chưa.
Cơn gò này sẽ nhanh chóng lan ra từ khu vực vùng lưng đến phía trước bụng. Đi kèm với cảm giác đau lưng, đau bụng có thể là cả hiện tượng co cơ đau đớn như bị chuột rút. Các mẹ bầu hãy nhận biết sớm dấu hiệu cơn gò chuyển dạ để nhanh chóng đến bệnh viện và đón bé ra đời.
Cơn chuyển dạ khi đón bé cổ tử cung sẽ mở khoảng 7 đến 10cm khoảng cách giữa mỗi cơn gò là 30 giây đến một phút. Cơn gò thậm chí không đến lần lượt mà chồng lên nhau kéo dài liên tục để đẩy bé ra ngoài. Bên cạnh đó cơn đau cũng sẽ đến nhiều hơn hay ít cũng tùy thuộc vào mỗi mẹ và không hề giống nhau. Ngoài những biểu hiện trên thì thai phụ cũng có thể cảm thấy: nôn ói, ớn lạnh, đầy bụng, ợ hơi, xì hơi,
4. Cách giúp mẹ bầu dễ chịu hơn với những cơn gò tử cung
Cảm giác cơn gò sẽ vô cùng khó chịu vì vậy mà mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để làm giảm bớt cơn đau cũng như làm mình dễ chịu hơn khi cơn chuyển dạ đến:
Nếu khi ấy chỉ đơn thuần là cơn gò sinh lý, mẹ có thể thử tắm nước ấm (tuy nhiên phải phụ thuộc vào sức khỏe, thể trạng của mẹ) hoặc uống một ly nước ấm cũng có thể giúp mẹ làm dịu cơn đau.
Cơn đau đến phương pháp hít thở đều, nhẹ sẽ giúp mẹ đỡ đau và cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Mẹ bầu đặc biệt lưu ý không nên xoa bụng hoặc se đầu ti của mình vào những tháng cuối cùng của thai kỳ vì dễ có nguy cơ sinh non.
Nhanh chóng đến bệnh viện khi có dấu hiệu chuyển dạ thực sự, các bác sĩ nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn cũng như có các phương pháp hít thở, hỗ trợ mẹ đón bé nhanh và ít mất sức hơn
Hy vọng với những thông tin trên thai phụ đã có thể biết được dấu hiệu cơn gò sắp sinh như thế nào rồi. Tốt nhất trong những tuần cuối thai kỳ mẹ bầu nên đi thăm khám thường xuyên nhằm nhận biết sớm các dấu hiệu sắp sinh và khi có một trong những dấu hiệu như đã chia sẻ ở trên mẹ hãy gọi cho bác sĩ hoặc bệnh viện nơi mình đăng ký sinh để được hướng dẫn nhé.