- 30-12-2019Người dùng kém trung thành, be vật vã trong cuộc chiến với Grab
- 24-12-2019Vừa kỉ niệm 1 năm hoạt động, ứng dụng gọi xe Be thông báo nhà sáng lập Trần Thanh Hải đã thôi chức CEO
- 26-12-2019beGroup đã sa thải 50% nhân sự ngay sau khi ông Trần Thanh Hải từ chức CEO?
Be thay đổi cách tính chiết khấu từ 1/1
Theo thông báo từ Be tới các tài xế hai bánh ở các mảng beBike và beDelivery, từ ngày 1/1, Be sẽ lấy chiết khấu trực tiếp 25% từ số tiền tài xế thu khách thay vì lấy từ số tiền sau khi trừ thuế VAT. Ngoài ra, tỉ lệ thuế VAT mà Be thu cũng sẽ giảm từ 9,091% xuống 3%.
Với cách tính mới, vài tài xế Be nghi ngại việc số tiền thực thu sẽ giảm. Anh Phú, một tài xế chạy BeBike ngay từ những tháng đầu tiên, chia sẻ: "Việc Be thay đổi cách tính tiền cho anh em tài xế không phải là mới. Năm ngoái chương trình thưởng đã thay đổi mấy lần".
Trên thực tế, với cách tính này, nhìn chung số tiền thực thu của tài xế có phần tăng lên nếu cước phí của beBike hay beDeliery không đổi.
Cách tính chiết khấu cũ của Be
Theo cách tính cũ, với cứ 100.000 đồng phí thu từ khách, tài xế sẽ bị trừ 9,091% thuế VAT, sau đó trừ tiếp 25% chiết khấu của Be, rồi trừ đến 1,5% thuế thu nhập cá nhân. Số tiền tài xế hưởng là 67.160 đồng.
Cách tính mới có thể giúp tài xế nhận về nhiều hơn.
Với cách tính mới, số tiền tài xế cầm về có thể lên đến 71.625 đồng từ 100.000 đồng thực thu của khách.
Cách làm cũ mà mới
Trên thực tế, việc các doanh nghiệp gọi xe công nghệ thay đổi chính sách liên tục với các đối tác tài xế là chuyện không mới.
Grab, ứng dụng gọi xe có thị phần lớn nhất tại Việt Nam cũng từng tăng mức chiết khấu của tài xế từ 15% lên 20%. Ứng dụng Now phân chia rõ ràng tài xế theo từng "part". Đối tác vào sau sẽ được xếp vào các "part" sau và có chế độ không tốt bằng những đối tác lâu năm hơn.
Ngay cả Be cũng từng vấp phải sự phản đối của tài xế vì thay đổi chính sách trả thưởng. Và trong năm 2019, Be từng hơn một lần lần thay đổi những chính sách cho tài xế.
Điều đáng nói là việc thay đổi chính sách tính tiền lần này của Be lại có thể khiến tài xế nhận về nhiều hơn từ số tổng doanh thu. Tuy nhiên, theo nhận định của một quản trị viên diễn đàn tài xế công nghệ Techbike, việc thay đổi chính sách chỉ có lợi cho đối tác tài xế nếu mức cước phí không đổi.
"Tuy nhiên anh em lưu ý là nếu như be thay đổi cước phí dịch vụ beBike, beDelivery xuống thấp hơn hiện tại thì chắc chắn doanh thu anh em sẽ giảm vì cách tính mới chỉ làm tăng doanh thu anh em với điều kiện cước phí các dịch vụ vẫn giữ nguyên, nếu be giảm giá cước, thu nhập của tài xế sẽ giảm theo", người quản trị viên nhận định.
Lối đi nào cho Be?
Việc thay đổi chính sách với tài xế lần diễn ra trong khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm với Be. Tháng trước, nhà đồng sáng lập Trần Thanh Hải đã rời ghế CEO của công ty và nhường chỗ cho bà Nguyễn Hoàng Phương, một người đồng sáng lập khác của Be.
Ngay sau đó, một số nguồn tin tiết lộ beGroup, công ty chủ quản củaứng dụng gọi xe Be đã phải cắt giảm 50% nhân sự dưới áp lực tài chính. Hiện tại, beGroup chưa có phản hồi gì về thông tin.
Ông Trần Thanh Hải từ chức CEO chỉ 2 tuần sau khi Be tổ chức mừng một năm hoạt động. Ảnh: Tuệ An
Nếu thông tin đó là sự thật, chính chính sách mới sẽ càng làm khó công ty hơn. Trong trường hợp công ty giữ nguyên cước phí đối với khách hàng beBike, beDelivery (hai dịch vụ trọng yếu), nguồn thu từ các tài xế sẽ giảm. Nếu giảm cước phí, doanh thu từ khách hàng lại giảm.
Hiện tại, theo thống kê từ ABI Research, trong 6 tháng đầu năm 2019, Be chỉ chiếm 16% thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam. Đây là một con số nhỏ nhoi so với thị phần của Grab là 73%.