Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Carcinoma tức là ung thư dạng biểu mô, biệt hóa vừa nghĩa là mức độ biệt hóa của tế bào ung thư, trong đó tế bào ung thư không biệt hóa vừa thì có tiên lượng xấu hơn so với loại biệt hóa.
Như vậy, u ở mũi carcinoma không biệt hóa có nghĩa là ung thư mũi đó.
Cụ thể bệnh ở giai đoạn nào và điều trị ra sao thì bác sĩ còn phải thu thập thêm nhiều thông tin, như ung thư cơ quan nào, khối u di căn hạch nào rồi, có di căn xa chưa, thể trạng người bệnh ra sao... Người bệnh cần theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Ung bướu hoặc Tai Mũi Họng, em nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>>Phương pháp điều trị ung thư mũi xoang?
>>Ung thư mũi có chữa được không?
Ung thư mũi là cụm từ chỉ chung hiện tượng khối u xuất hiện tại mũi hoặc các xoang mũi. Các khối u ở mũi và xoang có thể lành tính hoặc ác tính. Đây là một trong những bệnh ung thư rất hiếm gặp.
Cho đến nay, chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư mũi - xoang. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Tiếp xúc với một số hóa chất: một số công việc làm tăng nguy cơ phát triển ung thư trong khoang mũi và xoang, đặc biệt các công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: bụi gỗ, hóa chất thuộc da, hóa chất mạ kim loại, dầu mỏ, nhà máy chế biến khoáng sản, dầu khí
- Virus gây u nhú ở người (HPV): HPV là một loại virus thông thường có thể gây ra sự phát triển mụn cóc (u nhú). Có rất nhiều chủng khác nhau của HPV và một số có nguy cơ cao đối với các loại ung thư khác, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung. Hơn 1 trong 5 trường hợp ung thư xoang mũi có liên quan đến HPV. Trong số các loại HPV khác nhau, type 16 là loại gây ra ung thư mũi và xoang phổ biến nhất.
- Hút thuốc: Thuốc lá có chứa nitrosamines và các hóa chất khác gây ung thư. Khi hút thuốc, khói có thể đi qua khoang mũi trên đường đến phổi. Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư mũi cao hơn người không hút thuốc lá.
- Tiếp xúc với một số hóa chất: một số công việc làm tăng nguy cơ phát triển ung thư trong khoang mũi và xoang, đặc biệt các công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: bụi gỗ, hóa chất thuộc da, hóa chất mạ kim loại, dầu mỏ, nhà máy chế biến khoáng sản, dầu khí
- Virus gây u nhú ở người (HPV): HPV là một loại virus thông thường có thể gây ra sự phát triển mụn cóc (u nhú). Có rất nhiều chủng khác nhau của HPV và một số có nguy cơ cao đối với các loại ung thư khác, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung. Hơn 1 trong 5 trường hợp ung thư xoang mũi có liên quan đến HPV. Trong số các loại HPV khác nhau, type 16 là loại gây ra ung thư mũi và xoang phổ biến nhất.
- Hút thuốc: Thuốc lá có chứa nitrosamines và các hóa chất khác gây ung thư. Khi hút thuốc, khói có thể đi qua khoang mũi trên đường đến phổi. Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư mũi cao hơn người không hút thuốc lá.
Dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán và tình hình sức khỏe người bệnh, bác sĩ và hội đồng chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp thường sử dụng hiện nay là: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Các phương pháp này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau trong các giai đoạn điều trị bệnh.