Môn toán lớp 11 có rất nhiều chuyên đề quan trọng sẽ xuất hiện trong kỳ thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, nhiều học sinh mất gốc vẫn đang không biết ôn luyện như thế nào để nắm vững phần kiến thức này. Mất gốc Toán 11 cũng vậy. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cách học hiệu quả các chuyên đề môn toán lớp 11 thường xuất hiện trong đề thi.
Học sinh lớp 11 bị mất gốc Toán sẽ cần cố gắng để lấy lại gốc hiệu quả
Chương trình môn toán lớp 11 bao gồm những gì?
Phần đại số
Chuyên đề đại số quan trọng của lớp 11 bao gồm các phần sau:
- Phương trình lượng giác: đây là phần kiến thức luôn xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia. Trong phần này sẽ tập trung vào các công thức và phương trình lượng giác cơ bản.
- Tổ hợp, xác suất, nhị thức Newton: ở chuyên đề này, học sinh cần lưu ý ôn tập hai quy tắc đếm là cộng và nhân, bên cạnh đó học các công thức, định nghĩa của phần tổ hợp, chỉnh hợp, hoán vị.
- Dãy số: trong chương dãy số, học sinh cần nắm chắc phần cấp số cộng và cấp số nhân. Đây là bài toán sẽ được vận dụng trong chương mũ và logarit.
- Giới hạn của dãy số và hàm số: quy tắc tìm giới hạn vô cực, đặc biệt và phương pháp để tìm giới hạn của dãy số, hàm số. Bên cạnh đó, định nghĩa và định lý về hàm số liên tục cũng cần được học sinh nắm chắc.
- Định nghĩa và công thức đạo hàm: chú ý phần tính đạo hàm của hàm số.
Phần hình học
Nội dung quan trọng cần nhớ trong chương trình toán hình lớp 11 gồm các phần sau:
- Các phép biến hình: cần nắm chắc các định nghĩa, tính chất của phép tịnh tiến, phép dời hình, phép đối xứng trục, đối xứng tâm, phép quay, phép vị tự.
- Hình học tọa độ trong mặt phẳng: chú ý đến các quan hệ của đường thẳng trong mặt phẳng (song song, vuông góc), các bài toán tính góc, khoảng cách.
Từ việc nắm kỹ được chương trình và phần cần ôn luyện kỹ để học tốt môn toán lớp 11, học sinh tự xây dựng cho mình kế hoạch và phương pháp học tập hợp lý nhằm đạt kết quả cao trong các kì thi.
Mất gốc toán 11 nên học như thế nào?
Có phương pháp học hợp lý
Mỗi một học sinh đều có phương pháp học tập riêng, phù hợp với từng điểm mạnh, yếu của bản thân. Ví dụ có những người thích học thông qua hình vẽ, màu sắc tuy nhiên một số khác lại chỉ cần nghe giảng cũng hiểu. Tùy thuộc vào hình thức tiếp thu của bản thân, học sinh nên lựa chọn cho mình một cách học hợp lý.
Toán lớp 11 là tiền đề để học lớp 12, đồng thời cũng là phần sẽ có trong đề thi đại học, cho nên chúng ta cần phải lựa chọn phương pháp học nhằm cải thiện khả năng của bản thân khi học toán 11. Điều này giúp cho việc đến năm cuối cấp, người học sẽ không cần phải ôn luyện lại kiến thức cũ quá nhiều, tiết kiệm thời gian làm bài tập cuối lớp 12.
Để việc học tập đạt kết quả cao cần xây dựng mục tiêu cho riêng mình
Nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ
Tập trung nghe giảng là một trong những cách để tiếp thu bài hiệu quả. Thời gian trên lớp, hãy cố gắng hướng bản thân đến bài học, không để những tác động bên ngoài bị chi phối. Đối với những phần mình chưa hiểu, có thể mạnh dạn hỏi thầy, cô giáo để được giải đáp.
Song song với quá trình nghe giảng, học sinh hãy ghi chép một cách đầy đủ. Chúng ta có thể tự lựa chọn hình thức ghi bài khác nhau, miễn là mình hiểu để có thể học bài. Có rất nhiều cách thức chép bài: sử dụng hình ảnh, biểu đồ, ghi chép ý chính, theo khung kiến thức từ ý lớn đến bé.
Đây là hai nguyên tắc quan trọng giúp quá trình học trên lớp đạt được hiệu quả cao.
Nắm vững lý thuyết
Đối với chương trình toán lớp 11, học sinh cần nắm chắc phần lý thuyết đã nêu ở trên. Từng bài học, để đạt được hiệu quả cao, người học nên xác định được phương pháp giúp mình nhớ lâu. Có thể là vẽ sơ đồ, lấy các ví dụ, làm bài tập, học thuộc. Dù học theo cách nào cũng phải đảm bảo mình nắm chắc kiến thức, không nhớ một cách mơ hồ.
Ngoài việc ôn luyện sau mỗi bài học, ở cuối mỗi chuyên đề học nên tổng kết lại tất cả kiến thức một lần. Điều này giúp kiến thức đã ghi nhớ được nhắc lại thường xuyên hơn.
Rèn kỹ năng giải toán qua bài tập
Sau khi đã nắm vững các phần lý thuyết môn toán, học sinh ôn luyện lại thông qua giải các loại bài tập. Quy trình làm bài tập đi từ dễ đến khó. Bắt đầu từ những bài tập trong sách giáo khoa, sau đó tăng mức độ dần lên. Những bài tập khó hơn có thể tìm từ các quyển sách nâng cao, internet, các đề thi
Đối với từng dạng toán, sau khi làm xong hãy ghi chú các lưu ý, cách giải, công thức để tự rút ra kinh nghiệm, lần sau khi gặp các bài tương tự có thể giải nhanh hơn.
Làm nhiều bài tập giúp mình củng cố kiến thức lý thuyết
Tự học có người hướng dẫn
Ngoài thời gian học trên lớp, học sinh nên dành thời gian để tự học ở nhà, ôn luyện lại những kiến thức đã tiếp thu được. Tuy nhiên, đối với học sinh mất gốc môn toán 11 có rất nhiều phần quá khó và không thể tự giải đáp được. Lúc này, các bạn rất cần nhận được sự trợ giúp từ những người xung quanh.
Tốt nhất là nên tìm một người để kèm cặp cho đến khi bản thân đạt được trình độ nhất định. Gia sư dạy kèm sẽ giúp mình rất nhiều lợi ích. Bởi vì khi học 1:1, học sinh sẽ được tương tác trực tiếp với người dạy, có bất kỳ vấn đề gì không hiểu có thể hỏi ngay. Khi những vướng mắc của mình được giải đáp nhanh chóng, học sinh có thể tiếp thu bài tốt hơn, từ đó có nền tảng kiến thức để làm bài tập.
Hiện nay, đối với các học sinh hổng kiến thức, hình thức gia sư hướng dẫn đang rất phổ biến và đem lại hiệu quả cao.
Bài viết trên đã cung cấp những phần quan trọng trong chương trình toán lớp 11 và giải pháp để khắc phục dành cho người mất gốc toán 11. Hi vọng với những thông tin bổ ích mà chúng tôi đưa ra, học sinh mất gốc có thể lựa chọn được cách học hiệu quả và phù hợp nhất để cải thiện tình trạng hổng kiến thức.