Phần
1
Làm keo sữa từ Sữa, Giấm và Baking Soda
Nguyên liệu chuẩn bị
- Sữa không béo: 240ml
- Giấm, nước
- Baking soda
- Nồi, bếp đun
- Màng lọc.
- Lọ đựng
Bước 1: Đun sôi sữa
Chuẩn bị 1 cốc sữa không béo khoảng 240ml. Đun sữa trên bếp với nhiệt độ vừa đủ cho đến khi sữa chuyển sang ấm.
(Không sử dụng bằng nguyên liệu khác không phải là sữa, ví dụ gạo hoặc đậu nành).
Bước 2: Thêm Giấm
Cho một thìa Giấm trắng ( khoảng 15ml) vào nồi sữa đang đun nóng. Mục đích của việc cho Giấm vào đó là giúp tách sữa đông ra khỏi váng sữa
Bước 3: Tiếp tục đun hỗn hợp sữa giấm
Tiếp tục đun hỗn hợp sữa giấm với lửa trung bình cho đến khi hình thành các vón cục hình hình. Giảm nhiệt độ bếp để giữ cho hỗn hợp sôi lăn tăn, đồng thời liên tục khuấy đều tay.
Sau khoảng 3 phút, hỗn hợp sẽ bắt đầu chuyển sang dạng cục rắn hơn. Đây chính là sữa đông.
Nếu mất nhiều thời gian để sữa vón cục, bạn có thể tăng nhiệt đô thêm.
Bước 4: Lọc hỗn hợp
Sử dụng một màng lọc đặt trên một chiếc cốc hoặc bát. Đổ hỗn hợp trên vào màng lọc. Khi đó các khối sữa đông sẽ bị giữ lại ở màng lọc và váng sữa lỏng sẽ chảy xuống cốc đựng.
Nếu không có màng lọc, bạn có thể sử dụng một miếng vải hoặc bộ lọc cà phê.
Bước 5: Trộn sữa đông với baking soda
Sữa đông sau khi được lọc hết nước tiếp tục được cho vào một nồi khác. Thêm một thìa baking soda ( 15gram) và một chút nước vào. Khuấy đều hỗn hợp trên.
Baking soda có nhiệm vụ giúp hỗn hợp trở nên dính hơn và nước giữ độ lỏng của keo sữa.
Bước 6: Tiếp tục đun hỗn hợp
Đun hỗ hợp trên lửa vừa đủ cho đến khi hỗn hợp bắt đầu sôi 1 đến 2 phút rồi tắt bếp. Nếu bạn cảm thấy keo còn kém dính, mỏng, có thể thêm một ít baking soda hoặc nước.
Bước 7: Hoàn thành keo sữa
Sau khi đun sôi, tắt bếp và để hỗn hợp nguội dần về nhiệt độ phòng. Sau khi keo đã nguội bạn có thể sử dụng chúng được rồi. Dùng chổi hoặc cọ để quét lên các miếng giấy cần dính nhé.
Keo sữa có độ bám dính rất tốt và có thời gian sử dụng trong vòng 24 giờ. Vì keo không có chứa chất bảo quản nào nên nó không độc hại cho sức khỏe nhưng đồng thời cũng không thể sử dụng lâu được. Bạn có thể giữ keo thêm vài ngày bằng cách cho vào một cái lọ và cất trong tủ lạnh.
Phần
2
Làm keo bằng bột mì
Keo sữa có độ kết dính tốt tuy nhiên cần sử dụng nhiều nguyên liệu và nhiều công đoạn khác nhau. Ngoài làm hồ dán bằng sữa, bạn có thể thử làm keo bằng bột mì. Tuy nhiên loại keo này không bám dính lâu vì nhanh khô.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Bột mì
- Nước
- Nồi, bếp đun
Bước 1: Trộn hỗn hợp bột mì và nước
Đong theo tỉ lệ ½ cốc bột mì và cốc nước, đổ chung vào một bát đựng. Khuấy hỗn hợp đều tay cho đến khi hỗn hợp mịn như bột làm bánh. Bột không nên quá loãng hoặc quá đặc, bạn có thể thêm một chút bột hoặc nước để đảm bảo kết cấu hợp lí.
Bước 2: Đun hỗn hợp
Đổ hỗn hợp vào nồi đun, đun với lửa trung bình, khuấy liên tục. Khi hỗn hợp bắt đầu sôi thì nhấc ra khỏi bếp và để hỗn hợp nguội dần.
Bước 3: Sử dụng keo
Sau khi keo đã nguội, bạn có thể sử dụng ngay bằng cách dùng cọ hoặc ngón tay để dán thủ công.
Bước 4: Bảo quản
Keo làm bằng tinh bột có thể bị mốc sau một khoảng thời gian. Vì vậy để giữ keo được lâu, bạn nên bảo quản keo trong hộp kín, cất trữ trong tủ lạnh. Thời gian sử dụng keo là từ một đến hai tuần.
Nếu keo bị khô, cho vào keo một chút nước ấm và khuấy đều.
Phần
3
Làm keo bằng bột năng
Ngoài làm keo bằng bột mì và sữa, bạn cũng có thể làm keo bằng bột năng. Keo từ bột năng cũng rất dễ làm, với những nguyên liệu dễ tìm.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Nước
- Bột năng
- Chanh
- Bát trộn
- Chảo, bếp đun
Bước 1: Trộn nguyên liệu
Cho bột năng và nước vào bát theo tỉ lệ 3 bột năng : 2 nước. Sau đó cho thêm ½ nước chanh ép. Khuấy đều hỗn hợp trên đến khi sánh mịn. Để hỗn hợp không có khô hoặc quá lỏng, bạn có thể thêm hoặc bớt nước.
Bước 2: Đun hỗn hợp
Đổ hỗn hợp vào chảo hoặc nồi, đặt lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vào khuấy đều tay. Khoảng 1-2 phút, hỗn hợp bắt đầu nóng lên và quánh lại. Tắt bếp nhưng vẫn đảo đều tay để hỗn hợp không bị đặc, rồi đổ ra bát đựng.
Bước 3: Sử dụng và bảo quản
Hỗn hợp keo dán bằng bột năng có độ dính tốt, có hể sử dụng ngay sau khi tạo. Thời gian sử dụng của keo dán là từ 1-2 ngày. Để bảo quản keo dán lâu hơn, bạn đổ hỗn hợp keo vào lọ và cất vào tủ lạnh.
Trên đây là một số cách làm hồ dán, keo dán bằng keo sữa, bột năng và bột mì. Các cách làm này đều rất đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm, không độc hại. Tuy nhiên keo dán tự làm không chứa chất bảo quản nên không để được lâu, vì vậy bạn chỉ nên làm trước 1 vài tiếng trước khi sử dụng thôi nhé !
Chúc bạn thành công!