/*! Ads Here */

Cách cai sữa heo rừng

Chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng con

Trang trại NTC
9 năm trước

1. Giai đoạn lợn con mới sinh ra

Lợn rừng con khi đẻ ra cho uống men tiêu hóa Lactomin 1 gói/1 đàn. Ngày hôm sau cho uống kháng thể KTE (làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ).

Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.

Tiêm sắt cho lợn con: lần 1 tiêm 3 ngày sau đẻ, liều 1ml (100mg). Lần thứ 2 tiêm vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 2ml (200mg).

Nếu thấy lợn con có hiện tượng đi ỉa ta lấy lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen, nhọ nồi giã ra lấy nước bơm trực tiếp vào miệng lợn con.

Video hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn rừng

2. Giai đoạn lợn rừng con trước cai sữa

Cho lợn con tập ăn từ lúc 15-20 ngày tuổi bằng cám tập ăn 951.

Trung bình 1 con lợn con cho ăn khoảng 0,1kg/ngày. Cho ăn 5 bữa/ngày.

Lượng thức ăn cho lợn ăn tăng dần hàng ngày.

Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con.

(*) Cách tập ăn cho lợn con:

Hòa thức ăn thành dạng sền sệt rồi bôi lên mép, miệng lợn con, đầu vú lợn mẹ vài lần sẽ làm cho lợn con quen dần với mùi thức ăn và sẽ tìm đến nơi có thức ăn.

Cố định nơi để máng ăn để lợn con quen chỗ ăn. Cho lợn ăn 5 6 bữa/ngày, mỗi lần cho ăn nên để máng ăn 2-3h rồi bỏ ra vệ sinh sạch sẽ, 1-2h sau lại cho thức ăn mới vào. Làm như vậy vài lần trong ngày sẽ kích thích tính tò mò của lợn con kèm theo mùi thơm của thức ăn sẽ thu hút lợn con.

Khi lợn con tập ăn được nhiều hơn sẽ ngăn lợn mẹ ra, cho lợn con ăn tăng dần nhưng không được cho ăn no sẽ dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng. Cho lợn con ăn xen kẽ các loại rau, cỏ mần trầu, các loại cây thuốc nam.

Giai đoạn lợn con15-20 ngày tuổi nên bắt đầu cho tập ăn

3. Giai đoạn lợn con tách mẹ (cai sữa)

Thời gian lợn con tách mẹ từ 35 45 ngày tuổi (tùy vào thể trạng tăng trưởng của lợn con và điều kiện thời tiết).

Cho lợn con tập ăn từ 1-10 ngày đầu kể từ ngày cai sữa: 0,2 kg (50 % cám tập ăn 951 + 50 % cám tập ăn 952). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

Sau 10 ngày đến giai đoạn lợn hậu bị cho ăn 0,2 kg cám tập ăn 952 + 0,2 kg cám trộn (cám mì+cám ngô). Cho ăn 5 bữa trong ngày.

Khẩu phần ăn tăng dần cho đến khi lợn đạt khoảng 15 kg thì chuyển sang chế độ ăn của lợn rừng hậu bị.

Chuồng nuôi lợn con phải khô ráo, tránh gió lùa

4. Điều kiện chuồng nuôi

Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.

Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25-27 độ C. Thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi đột ngột sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.

Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi:

+ Lợn đủ ấm: con nọ nằm cạnh con kia.

+ Lợn bị lạnh: nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.

+ Lợn bị nóng: nằm tản mạn mỗi con 1 nơi, tăng nhịp thở.

>>> Xem thêm: Cách chọn lọc, phân loại lợn rừng

Chính sách hỗ trợ khi mua lợn rừng giống

Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi lợn rừng.

Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại.

Hỗ trợ giống các cây thuốc nam để chữa bệnh cho lợn rừng.

Hỗ trợ giống giun quế kèm chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng

Hỗ trợ chi phí vận chuyển.

Hỗ trợ rủi ro, bảo hành con giống.

Hỗ trợ vay 50% vốn.

Hỗ trợ thu mua đầu ra.

Phóng sự giới thiệu về mô hình chăn nuôi lợn rừng của NTC trên VTV1

Phối cảnh tổng quan chuồng nuôi lợn rừng

Các danh hiệu giải thưởng vinh danh trang trại lợn rừng NTC

Giấy chứng nhận quy trình nuôi lợn rừng tại trang trại NTC đạt tiêu chuẩn VietGAP

==> Các hộ chăn nuôi có nhu cầu mua lợn rừng giống hoặc cần tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi vui lòng liên hệ tới trang trại lợn rừng NTC theo sốHotline: 0961 36 0128để được tư vấn chi tiết.

Cùng danh mục

  • Công tác thú y và phòng chống bệnh dịch cho lợn rừng
  • Kỹ thuật chăm sóc lợn rừng đực giống
  • Kỹ thuật chăm sóc lợn rừng hậu bị
  • Kỹ thuật quản lý lợn rừng sinh sản
  • Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi lợn rừng
  • Kỹ thuật chăm sóc lợn rừng nái khi mang thai
  • Tập tính của lợn rừng
  • Thức ăn dành cho lợn rừng
  • Vài kinh nghiệm nuôi heo rừng
  • Đặc điểm lợn rừng của Thái Lan
Chuyên mục: Kỹ thuật nuôi lợn rừng hiệu quả cao
Viết bình luận

Video liên quan

*

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

Responsive Ad

/*! Ads Here */

Billboard Ad

/*! Ads Here */