Tự làm màn hình dễ hay khó? [Đồ ta ta tự làm]
Privacy & Cookies
This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.
Một ngày nọ, lúc đang làm việc mình bỗng có một thắc mắc: hiện tại mình đang cần thêm một màn hình để mở rộng không gian làm việc cho laptop, đồng thời mình có 1 màn hình dư từ laptop của mình. Vậy tạo sao không tự làm một màn hình? Mời các bạn đồng hành cùng mình cùng hành trình tự làm màn hình.
Hiện tại mình đã có một phiên bản màn hình mới được nhắc đến trong bài Tự làm màn hình #2: Nâng cấp thiếtkế như là một bản upgrade cho những gì mình đã làm trong bài này
1. Chuẩn bị các thành phần
Các thành phần chính của màn hình tự làm:
- Panel màn hình: Đây là màn hình của laptop. Nếu bạn có một laptop bị hư hoặc màn hình bị lỗi đã được thay màn hình mới thì hãy tân dụng lại. Giá mua mới của 1 màn hình laptop sẽ khá cao và không kinh tế trong trường hợp này. Ví dụ màn hình của mình thuộc loại eDP 30 pin, có giá khoảng 1 triệu 200 nghìn VND.
- Mạch điều khiển màn hình: Mạch điều khiển có 2 nhiệm vụ chính: Nhận tín hiệu xuất từ máy tính và Giải mã tín hiệu để hiển thị lên màn hình. Tùy theo loại màn hình bạn có mà sẽ có loại mạch điều khiển phù hợp. Dưới đây chúng ta sẽ bàn sâu thêm về việc chọn màn hình và mạch điều khiển màn hình phù hợp.
Chọn mạch điều khiển theo màn hình như thế nào?
Việc chọn lựa mạch điều khiển theo màn hình sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào loại màn hình mà bạn đang sở hữu [1]. Một số loại panel màn hình laptop thông dụng:
- LVDS (Low-voltage differential signaling) [2]: chuẩn kỹ thuật màn hình với đặc điểm: tiêu thụ năng lượng thấp, có thế đạt được tốc độ truyền tải tín hiệu cao với các cặp cáp đồng xoắn (twisted-pair cable). Được giới thiệu vào năm 1994, và được sử dụng dộng rãi với màn hình LCD
- eDP (Embeded DisplayPort) [3]: Chuẩn được phát triển vào năm 2008, và được công nhận vào 2009, mục tiêu là tạo ra tiêu chuẩn cho cổng kết nối của các panel và các thành phần bên trong máy tính, ví dụ: kết nối giữa card màn hình và panel. Ưu điểm của eDP: tiết kiệm năng lượng và giúp việc chuyển đổi refresh rate (refresh rate switching) được liền mạch.
Sau khi biết loại panel màn hình của mình là gì, bạn còn phải chú ý đến dây kết nối của bạn thuộc loại nào: chân cắm có bao nhiêu pin? Ví dụ: cáp eDP 40 pin sẽ có số điểm tiếp xúc kết nối là 40 và có bề rộng lớn hơn cáp eDP 30 pin. Mẹo: Để tránh phức tạp bạn có thể đem trực tiếp panel màn hình đến hỏi người cung cấp mạch điều khiển. Về một số loại màn hình có thể mua và sử dụng mời bạn đến với phần Phụ lục
Quảng cáo
Màn hìnhASUS Proart PA248,giá hợp lý (5-6.XXX K) (Rẻ hơn cả một điện thoại tầm trung của Xiaomi, Samsung hoặc Oppo),nhưng giá trị mang lại cho công việc rất cao:
- Với độ trung thực màu cao, phù hợp cho các công việc thiết kế, đồ họa hình ảnh.
- Với khả năng điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với nhiều setup cho các công việc đặc thù: lập trình, dựng phim,
- Dễbảo trì,dễ ăn ở, ít hắt hơi, sổ mũi.
Một số link mua khác: Asus flagship,An Phát (Hà Nội),Xuân Vinh (Đà Nẵng)
2. Quá trình tự làm
Trong video dưới đây mình sẽ chi tiết hóa quá trình mà mình tự làm màn hình. Trong phần phụ lục cuối bài mình sẽ tổng hợp lại một số công cụ mình sử dụng trong dự án này
Có thể tóm tắt quá trình làm màn hình bằng 3 bước chính như sau:
- Tạo khung mica cho màn hình: khung sẽ là nơi để cố định panel màn hình và mạch điều khiển
- Lắp ráp và cố định màn hình vào khung mica: Bước này sẽ tính toán vị trí để cố định mạch để khoan và cắt khung mica cho phù hợp.
- Kiểm thử: Thường trong quá trình làm mình sẽ kiểm tra kết nối của mạch và panel có vấn đề do lỗi khi khoan cắt hay không.
3. Các sai lầm mình gây ra cho sản phẩm
Sai lầm là điều không thể tránh khỏi trong các dự án DIY, vì khác với các sản phẩm công nghiệp đã được tính toán và tham khảo từ trước, thông thường sản phẩm DIY sẽ được làm một cách ứng biến theo từng tình huống mà chúng gặp phải.
- Như đã nói ở trên thì do việc không đo kỹ vì thế mình đã phải cắt và nới rộng ra thêm để vừa các vị trí kết nối
- Mình đã khoét thêm lỗ thể kết nối mạch điều khiển và màn hình vì khoảng cách cho kết nối không đủ, nếu không kết nối từ ngoài vào sẽ khiến dây cáp bị gập
- Vị trí của các nút đã không tính phần độ dày của màn hình, nên khi lắp ráp, mình đã phải mở rộng để các nút có thể gắn được trên khung mica.
- Việc thao tác trên khung mica nếu không làm cẩn thận sẽ tạo ra nứt gãy không đáng có.
4. Một số kinh nghiệm mình rút ra được
- Trong mạch điều khiển màn hình, tùy theo loại sẽ có các dãy phím chức năng, khi thiết kế nên thêm không gian để gắn dãy phím đó.
- Tùy theo vị trí của dây nối tín hiệu, nên bố trí thêm không gian để có thể gắn dây nối mà không bị gập dây
- Khi thao tác với mica, nếu không quen dùng dao cắt, thì có một sự lựa chọn không mất nhiều chi phí đó là: lưỡi cưa ống nước, lý do là với cấu tạo của lưỡi cưa gồm các răng nhỏ và liên tục, rất dễ tạo ma sát cắt nhựa.
Suy nghĩ của mình
Sau project nhỏ đầu tiên này mình thấy một điều: nếu muốn chúng ta muốn phát triển nền khoa học công nghệ của nước nhà hãy giành thời gian tìm hiểu và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Vì như các bạn đang và đã thấy, trong dự án này, hầu hết các mạch điện, linh kiện đều có xuất xứ từ người hàng xóm của chúng ta Trung Quốc. Vậy chúng ta nên làm thế nào?
5. Tham khảo ở đâu
- Mình tham khảo các thông tin về màn hình thông qua kênh Youtube Kỹ thuật Phần cứng của anh Lê Quang Vinh
- Low-voltage differential signaling Wikipedia
- Phần viết về eDP trong bài DisplayPort Wikipedia
Phụ lục. Một số dụng cụ được sử dụng
Các thiết bị cần thiết:
- Màn hình: Mình đã có sẵn, giá mua 1 màn hình như thế là khoảng 1.200.000 VND. Hoặc các bạn có thể tham khảo link bên dưới
- Mạch điều khiển: mình mua của anh Lê Quang Vinh, các bạn có thể review tại https://youtu.be/ve7dXZtkypY; ghé Shopee: https://shorten.asia/5VRddPep. Địa chỉ: 570/6 Sư Vạn Hạnh, P10, Quận10, TPHCM
- Nguồn 12V: https://shorten.asia/Gw2ux3DU
Một số màn hình tham khảo:
- Màn hình 15.4 có cao áp: Shopee
- Màn hình LCD 14.1 cáp 40 pin: Shopee
Một số loại mạch (Nhớ liên hệ với chủ shop để hỏi chi tiết thông số cấu hình)
- Bộ giải mã LCD cho màn hình 17 19 22 24: Shopee
- Combo bo LCD DVI VGA cho màn hình laptop 1366×768 Led 40 pin: Shopee
- Bộ test Panel Laptop và LCD đa năng: Shopee
- Bộ test màn hình laptop 14.0 15.6 1366×768 cáp LED 40 pin: Shopee
- Bộ test màn hình Laptop 30 pin 1280×800: Shopee
Quảng cáo
Màn hình di độngASUS ZenScreen sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc hơn. Nếu bạn đang tìm một màn hình phụ nhưng không có điều kiện để làm một màn phụ DIY, hãy tham khảo mẫu ZenScreen, màn hình IPS sẽ không làm bạn thất vọng
Thương hiệu khác
Một số công cụ mình dùng:
- Dao cắt mica chất lượng cao: https://shorten.asia/sYY8EPGY
- Lưỡi cưa ống nước: https://shorten.asia/pybb7EnN
- Bộ máy mài mini (có cũng được, không có cũng không sao): https://shorten.asia/yXeraD8c
- Máy cắt lọng: hàng cũ (~250K) shop sonlong, Ingco 800W shop total.18, Total 650W shop baamboo4
Thanh Ho ShinKuso
Share this:
Related
- Tự làm màn hình #2: Nâng cấp thiết kế
- May 8, 2020
- In "Tự làm - Do It Yourself"
- Bài toán tổ hợp tuyến tính ai cũng sẽ giải sai
- October 5, 2021
- In "Kiến thức nền tảng"
- Entrepreneur và Doanh nhân, liệu chúng ta có hiểu đúng không?
- December 2, 2019
- In "Tinh thần doanh nhân - Entrepreneurship"