- 02-12-2019Trả một lần (Bullet Repayment) là gì? Khoản vay trả một lần và khoản vay dư nợ giảm dần
- 02-12-2019Tài khoản câu lạc bộ Giáng Sinh (Christmas Club) là gì? Ví dụ về tài khoản câu lạc bộ Giáng sinh
- 30-11-2019Môi giới bảo hiểm (Insurance broker) là gì? Phân biệt môi giới bảo hiểm và đại lí bảo hiểm
- 30-11-2019Nguyên tắc phân tán rủi ro trong bảo hiểm là gì?
- 29-11-2019Đại lí bảo hiểm (Insurance agent) là gì? Hoạt động của đại lí bảo hiểm
Hình minh họa
1/10 net 30
Khái niệm
Cách tính 1/10 net 30 là phương thức chiết khấu tiền mặt khi mua hàng. Cách tính này mang nghĩa là khách hàng có 30 ngày để thanh toán hóa đơn, nhưng nếu khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày thì sẽ được hưởng chiết khấu là 1%.
Cách thức hoạt động
Cách tính 1/10 net 30 cho biết các điều khoản tín dụng và yêu cầu thanh toán của người bán. Nhà cung ứng có thể cung cấp các khoản ưu đãi này để khách hàng của họ thanh toán sớm hơn, qua đó vòng quay hồi vốn nhanh hơn. Các công ty có tỉ suất lợi nhuận cao hơn thường áp dụng cung cấp khoản chiết khấu tiền mặt.
Mặc dù tỉ lệ chiết khấu, kì giảm giá và kì tín dụng ròng là khác nhau giữa các nhà cung cấp nhưng về cấu trúc tiêu chuẩn để cung cấp khoản chiết khấu thanh toán là như nhau. Số đầu tiên luôn luôn là tỉ lệ giảm giá, con số này cho biết phần trăm tổng chiết khấu trên hóa đơn hoặc thuế có thể được chiết khấu khi thanh toán sớm.
Ví dụ
Nếu ta có "$1000 - 1/10 net 30" được viết trên hóa đơn, người mua có thể được giảm giá 1%, cách tính như sau: $1000 x 1% = $10. Nếu hóa đơn được thanh toán trong vòng 10 ngày thì khách hàng được hưởng khoản chiết khấu là 1%, như vậy khách hàng chỉ thanh toán với số tiền là $990.
Tuy nhiên, nếu khách hàng không thanh toán tiền hàng trong thời gian chiết khấu thì số hàng hóa đó phải được thanh toán trong thời gian đã thỏa thuận là 30 ngày với số tiền là $1000.
Đặc điểm của phương thức chiết khấu1/10 net 30
Các điều khoản chiết khấu như 1/10 net 30 là các khoản vay ngắn hạn không có thực. Điều này là do nếu không giảm giá, người mua sẽ phải chi trả số tiền nhiều hơn số tiền đã được chiết khấu. Ghi sổ kế toán cho chiết khấu tiền mặt có thể được thực hiện theo hai cách.
Đối với phương pháp gộp khoản chiết khấu, ta sẽ giả định việc giảm giá không được thực hiện và sẽ chỉ ghi khoản chiết khấu khi nhận được thanh toán thực tế trong thời gian chiết khấu. Do đó, toàn bộ số tiền phải thu sẽ được ghi nợ. Khi thanh toán hoàn tất, khoản phải thu sẽ được ghi có và phần chênh lệch sẽ là khoản tín dụng cho các khoản chiết khấu được thực hiện.
Đối với phương pháp thay thế, ta giả định việc giảm giá 1% được thực hiện. Do đó ta phải ghi nợ khoản phải thu là 99% tổng chi phí.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)