1 sào bằng bao nhiêu m2
Sào là hệ thống đo lường cổ của Việt Nam, thường được sử dụng để đo đạc diện tích đất nông nghiệp. Là khái niệm phổ biến, tuy nhiên, ở mỗi vùng miền tại Việt Nam lại có những quy ước khác nhau về diện tích đất ứng với 1 sào.
1 sào bằng bao nhiêu m2
Nếu như thế giới sử dụng hệ đo lường chuẩn là m, km, ha,, thì người dân các vùng miền tại Việt Nam vẫn sử dụng hệ đo lường cổ như sào, mẫu, công đất để đo lường diện tích đất nông nghiệp sử dụng. Theo quy ước về diện tích đất nông nghiệp thì:
1 sào Bắc Bộ bao nhiêu m2: 1 sào Bắc bộ = 360m2
1 sào Tây Nguyên bằng bao nhiêu m2: 1 Sào Trung bộ = 497m2
1 sào Nam bộ bằng bao nhiêu m2: 1 sào Nam bộ = 1000m2
Tuy nhiên, ở các tỉnh Nam bộ, khái niệm sào ít được sử dụng hơn. Người miền Nam hay thay thế sào bằng khái niệm công đất. 1 công đất ở đây được hiểu là 1 sào Nam Bộ (1 công tầm nhỏ tương đương với 1000m2, 1 công tầm lớn ứng với diện tích 1296m2)
- Tìm hiểu thêm về các đơn vị đo lường cổ của Việt Nam
Theo quy ước trong nông nghiệp thì:
1 mẫu = 10 sào hay 1 mẫu = 10 công
1 thước Bắc Bộ = 24m2.
1 thước Trung Bộ = 33.33 m2
Đối với các tỉnh Nam bộ, 1 công tầm nhỏ tương đương với 1000m2, 1 công tầm lớn ứng với diện tích 1296m2)
Nhìn chung, các quy ước về sào, công đất nông nghiệp ở các vùng miền khác nhau sẽ khác nhau. Người dân, đặc biệt là người có nhu cầu thuê mướn, mua hoặc sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây, làm ăn kinh tế,,.. cần phải hiểu rõ quy ước về khái niệm sào đất, công đất tại địa phương mà mình muốn sử dụng đất. Một người miền Bắc không thể sử dụng khái niệm sào, cách quy đổi diện tích đất ở miền Bắc để tính toán cho sào đất của người miền Trung, miền Nam và ngược lại.