Mẹ có thắc mắc tại sao sữa mẹ sau khi để ngăn mát hoặc rã đông lại có váng dầu mỡ ở trên mặt không? Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy sữa mẹ đã bị hỏng và phải đổ bỏ không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các mẹ trả lời câu hỏi này một cách chính xác nhất!
- Sữa mẹ có vị gì? Tại sao sữa mẹ lại mặn hoặc ngọt quá?
- Pha chung sữa mẹ với đường, nước, sữa công thức: Cẩn thận GIẾT con!
Tại sao sữa mẹ để ngăn mát, rã đông đều có váng dầu mỡ?
Chất béo là thành phần chính của sữa mẹ. Chất béo này còn chứa omega-3, DHA, AA rất cần thiết cho sức khỏe và trí não của trẻ. Sữa mẹ ở đầu cữ loãng, chứa nhiều nước để giúp trẻ giải tỏa cơn khát. Sữa mẹ ở cuối cữ đặc sánh, giàu chất béo và dinh dưỡng.
Khi vắt sữa mẹ ra khỏi một bầu ngực và để một thời gian, chúng ta sẽ thấy hiện tượng sữa bị tách lớp, lớp chất béo nhẹ hơn sẽ nổi lên trên, còn nước nặng hơn sẽ chìm xuống dưới. Đó là lý do tại sao sữa mẹ để ngăn mát hoặc rã đông có váng dầu mỡ. Hiện tượng này gặp ở tất cả các mẹ.
Sữa mẹ bị tách làm 2 lớp sau khi vắt ra một thời gianSữa mẹ có váng dầu, váng mỡ còn dùng được không?
Nhiều mẹ sau khi thấy sữa mẹ để ngăn mát hoặc rã đông có váng dầu, váng mỡ thì nghĩ là sữa bị hỏng nhưng thực sự không phải như vậy. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của sữa mẹ, chúng ta vẫn có thể rã đông và cho con bú.
Tuy nhiên trước khi cho bé bú, bà mẹ nên lắc đều hoặc dùng thìa khuấy đều cho 2 lớp sữa hòa vào nhau. Không được hớt bỏ lớp váng dầu bên trên vì đó là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất.
Ngoài ra, sữa mẹ nếu để trong tủ lạnh (kể cả ngăn mát và ngăn đá) đều sẽ có mùi giống như xà phòng. Nguyên nhân là do các men lipase trong sữa mẹ bị bẻ gãy thành các axit béo. Điều này không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhưng lại làm sữa mẹ có mùi hơi khó chịu.
Nhiều em bé vẫn chấp nhận bú sữa mẹ có mùi, nhưng một số khác lại không. Vào trường hợp đó, bà mẹ có thể trộn sữa đã rã đông với sữa vừa mới vắt ra để làm giảm bớt mùi khó chịu của sữa.
Coi chừng lớp váng dầu mỡ có thể là biểu hiện SỮA HỎNG?
Khi nào DÙNG ĐƯỢC và khi nào cần ĐỔ BỎ? Hỏi ngay ý kiến chuyên gia để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ cách phân biệt lớp váng dầu mỡ trên sữa là tốt hay xấu nhé!
Khi nào cần đổ bỏ sữa mẹ?
Với sữa mẹ để ngăn mát hoặc rã đông có váng dầu váng mỡ, bà mẹ vẫn làm ấm sữa bằng cách ngâm vào nước 40 độ C để cho em bé bú.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, chúng ta cần đổ bỏ sữa mẹ. Đây không phải là sự lãng phí nguồn sữa mẹ quý giá, mà là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Sữa sau khi đã làm ấm hoặc rã đông: Chỉ sử dụng 1 lần cho con bú, sau đó dùng không hết thì mẹ uống hoặc đổ bỏ ngay. Do đó, cách tốt nhất là hãy trữ đông và rã đông từng túi sữa theo cữ bú của em bé.
Sữa sau khi bảo quản có mùi khó chịu (không phải mùi xà phòng) và nếm thử có vị chua, quan sát vẫn thấy sữa mẹ có váng dầu mỡ tức là sữa đã bị hỏng. Để chắc chắn hơn, bà mẹ nên nếm sữa của mình trước khi rã đông để phân biệt mùi và vị của sữa trước/sau khi bị hỏng.
Nguồn:
MẸ LƯU Ý:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.
Cho con bú mẹ luôn là cách tốt nhất để con được tận hưởng dòng sữa ấm nóng và giàu dinh dưỡng của mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bà mẹ cần bảo quản sữa trong tủ lạnh hoặc tủ đá, sau đó rã đông và làm ấm cho em bé bú.
Hiện tượng sữa mẹ có váng dầu, váng mỡ và có mùi xà phòng sau khi để trong ngăn mát hoặc rã đông là bình thường, vẫn có thể dùng cho con bú được, với điều kiện vị cửa sữa không thay đổi. Tuy nhiên, sữa này chỉ có thể dùng được 1 lần duy nhất.
Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.